Bệnh nhân mắc suy thận giai đoạn cuối cần lưu ý điều gì?

Bệnh suy thận khi đã chuyển sang giai đoạn cuối thì người bệnh sẽ phải đối mặt với những biến chứng suy thận giai đoạn cuối vô cùng nguy hiểm

Ngày đăng: 16-07-2023

147 lượt xem

1. Suy thận giai đoạn cuối là gì?

Suy thận giai đoạn cuối là bệnh thận giai đoạn 5, giai đoạn bệnh nặng nhất, với mức lọc cầu thận < 15mL/ph/1,73 m2, biểu hiện bằng hội chứng urê huyết. Nguy hiểm rình rập ở giai đoạn này sẽ gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời

Thận lọc chất thải và các chất dư thừa từ máu, sau đó được bài tiết qua nước tiểu. Khi thận của bạn mất khả năng lọc, lượng chất lỏng, chất điện giải và chất thải nguy hiểm có thể tích tụ trong cơ thể bạn gây ra các triệu chứng của bệnh.

Đặc biệt khi suy thận giai đoạn cuối, tức là độ lọc cầu thận ở mức kém nhất. Các chất dư thừa, chất độc được lọc đi chậm chạp, tích tụ và gây độc cho cơ thể.Với bệnh thận giai đoạn cuối, bạn cần phải  chạy thận hoặc ghép thận để duy trì sự sống. 

Suy thận giai đoạn cuối là giai đoạn bệnh thận nặng nhất

2. Những triệu chứng suy thận giai đoạn cuối mà bạn nên biết.

Vì thận có chức năng lọc bỏ dịch cùng chất thải dư thừa trong máu, nên khi khả năng lọc mất đi sẽ gây nhiều triệu chứng tại thận và toàn bộ cơ thể. Bởi dịch cùng chất thải trong máu sẽ khiến các cơ quan, bộ phận khác đều rối loạn. Một số triệu chứng suy thận giai đoạn cuối có thể kể đến như sau:

Lượng nước tiểu của người bệnh giảm đáng kể và thậm chí họ có dấu hiệu khó đi tiểu

- Người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, khó chịu hay sút cân không rõ nguyên nhân, cơ thể suy nhược không muốn vận động.

- Người bệnh mất vị giác, ăn không ngon, chán ăn, buồn nôn hoặc nôn.

- Da của bệnh nhân khô và ngứa, dễ bầm tím khi có tác động nhẹ và có cảm giác sưng tê, phù chân tay.

- Thường xuyên thấy khát nước, xuất hiện tình trạng lú lẫn đầu óc, mất tập trung.

- Người bệnh thường hay gặp các vấn đề về xương khớp, giới tính như rối loạn kinh nguyệt hay chứng “yếu sinh lý’ ở nam giới.

<<<22 NGÀY CHỮA TRỊ SUY THẬN TỪ GIAI ĐOẠN 5 XUỐNG GIAI ĐOẠN 3 BẰNG ĐÔNG Y GIA TRUYỀN TRỊNH GIA>>>

3. Suy thận giai đoạn cuối cần lưu ý điều gì trong chế độ ăn uống và lối sống

Thay đổi trong chế độ ăn uống

Đối với người bệnh suy thận giai đoạn cuối, chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp kiểm soát tốt huyết áp, cân nặng, cholesterol, hàm lượng đường trong máu, làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.

- Hạn chế ăn muối: Muối sẽ gây nặng hơn bệnh thận mạn tính. Nạp quá nhiều muối sẽ dẫn tới tình trạng giữ nước trong cơ thể, tăng áp suất trong các mạch máu thận, làm tăng gánh nặng cho thận. Người bệnh suy thận cần ăn nhạt, không nạp quá 2 – 3g muối/ngày. Người bệnh bị tăng huyết áp cần hạn chế bổ sung muối tới mức thấp nhất có thể.

- Hạn chế ăn kali: Hàm lượng kali trong máu của người bệnh suy thận có thể tăng cao. Điều này vô cùng nguy hiểm, có thể khiến cho tim ngừng đập. Các loại thực phẩm giàu kali mà người bệnh cần hạn chế ăn là đậu nành, chuối, nho, trái cây khô, chocolate, cá hồi…

- Hạn chế ăn đạm: Người bệnh suy thận cần hạn chế bổ sung đạm do việc chuyển hóa đạm trong cơ thể sẽ tạo ra nhiều chất độc hại. Những chất này được lọc qua thận, gây quá tải và tổn thương thận. Người bệnh sử dụng đạm thực vật hoặc đạm có lượng ít nhưng giàu năng lượng, có giá trị sinh học cao. Khi chế biến thức ăn, người bệnh nên hạn chế sử dụng dầu mỡ, thay vào đó là ưu tiên các phương pháp chế biến luộc.

- Hạn chế ăn photpho: Hàm lượng photpho dư thừa quá nhiều trong cơ thể có thể khiến bệnh suy thận nặng hơn, gây xơ vữa các mạch máu, nặng hơn tình trạng đau tim mạch và các bệnh lý xương khớp. Người bệnh cần hạn chế ăn những thực phẩm giàu photpho như phô mai, da và phủ tạng động vật…

- Chế độ ăn giàu năng lượng: Người bệnh suy thận giai đoạn cuối cần có chế độ ăn giàu năng lượng, tăng khoảng 30% so với bình thường, đồng thời chia nhỏ bữa ăn thành 4 - 6 bữa mỗi ngày. Bởi ăn không đủ năng lượng sẽ làm thay đổi sự trao đổi chất của cơ thể. Cơ thể sẽ đốt cháy mỡ, đạm của những tổ chức mô, khiến cho cơ thể gầy yếu.

Chế độ ăn rất quan trọng đối với bệnh nhân suy thận

Thay đổi lối sống

- Người bệnh bị suy thận giai đoạn cuối cần kiểm soát tốt nồng độ đường trong máu. Điều này sẽ giúp bạn ngăn ngừa, làm chậm biến chứng suy thận.

- Duy trì huyết áp đúng mục tiêu bác sĩ đặt ra. Mục tiêu huyết áp là thường là dưới 130/80 mm Hg, ít hơn 2300 mg của natri mỗi ngày.

- Duy trì cholesterol trong máu đúng phạm vi mục tiêu bác sĩ đặt ra. Người bệnh cần lên kế hoạch cho chế độ ăn uống, vận động của mình để duy trì cân nặng hợp lý, ngăn ngừa tình trạng thừa cân, béo phì.

- Tăng cường các hoạt động thể chất với cường độ phù hợp, giúp kiểm soát tốt huyết áp, mức độ glucose và cholesterol trong máu của người bệnh.

- Cần từ bỏ thói quen hút thuốc vì có thể làm tổn thương thận nặng hơn.

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH SUY THẬN AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

4. Những phương pháp điều trị nào được sử dụng khi người bệnh bị suy thận giai đoạn cuối?

Phương pháp lọc màng bụng

Để thực hiện lọc màng bụng, bệnh nhân sẽ được phẫu thuật để đặt một ống thông trên người, ống thông này sẽ cố định trong suốt thời gian lọc màng bụng. Nếu không tuân thủ theo đúng các hướng dẫn kỹ thuật và đảm bảo vệ sinh, vị trí đặt ống thông có thể bị nhiễm trùng gây viêm phúc mạc. Các biến chứng khác có thể gặp là tăng đường máu, rò rỉ dịch từ ổ bụng, hoạt động của cơ hoành bị hạn chế,...

Phương pháp ghép thận

Ưu điểm của phương pháp này là sau khi được ghép thận, bệnh nhân như có được quả thận của chính mình, chất lượng cuộc sống được cải thiện, có thể sinh hoạt, ăn uống bình thường. Người bệnh có thể đi công tác, du lịch dài ngày,... mà không phải gắn với bệnh viện nhiều như các phương pháp khác.

Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là rất khó thực hiện. Nguồn thận được hiến tặng là rất ít, để tìm được một quả thận tương thích với cơ thể là vô cùng khó và kinh phí phẫu thuật ghép thận là khá cao

Phương pháp chạy thận nhân tạo

Ưu điểm của phương pháp này là nước và chất thải trong máu được lọc sạch hiệu quả. Việc chạy thận được thực hiện tại các cơ sở y tế, nhân viên y tế được đào tạo chuyên môn nên đảm bảo về điều kiện vô khuẩn, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng, bệnh nhân được theo dõi chặt chẽ trong quá trình chạy thận.

Nhược điểm của chạy thận nhân tạo là cuộc sống của bệnh nhân phải gắn liền với bệnh viện. Chế độ ăn phải được kiểm soát chặt chẽ theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra bệnh nhân có thể gặp một số biến chứng trong quá trình chạy thận như: hạ huyết áp, đau đầu, buồn nôn, chuột rút, các tai biến về tim mạch,...

Điều trị suy thận giai đoạn cuối bằng phương pháp Đông y có hiệu quả không?

Có không ít người lo lắng rằng chữa bệnh thận  bằng phương pháp Đông y liệu có hiệu quả hay không. Sau đây là một vài ưu điểm của Đông Y để mọi người yên tâm điều trị:

Các bài thuốc chữa bệnh suy thận từ Đông y đều đã được nghiên cứu và chứng minh tác dụng mang đến cho người bệnh. Các thành phần trong đó đều có nguồn gốc thiên nhiên, là những vị thảo dược quen thuộc, lành tính. Nhờ đó khi người bệnh sử dụng cực kì an toàn và không gây bất kỳ một tác dụng phụ nào.

KẾT QUẢ CHO THẤY CHỈ SỐ SUY THẬN (CREATININE): 719
KẾT QUẢ CHO THẤY CHỈ SỐ SUY THẬN (CREATININE) NGÀY 10/1/2023: MỚI CHỈ 244
 
Trong hơn 20 ngày điều trị bằng phương thuốc ĐÔNG Y cộng với kiêng khem theo tiêu chuẩn của người bị bệnh SUY THẬN. 
KẾT QUẢ CHO THẤY CHỈ SỐ SUY THẬN (CREATININE) ĐÃ GIẢM XUỐNG CÒN 145.60
 
TRONG KHI NGÀY 12/3/2021 MỚI CHỈ CÓ 149.70. VÀ ĐẾN NGÀY 22/3/2023 ĐÃ LÊN TỚI 719.
SAU 22 NGÀY ĐIỀU TRỊ ĐÃ GIẢM TỪ 719 XUỐNG 145.60
 
LH: Miền Bắc: Đường Đồng Tâm, Khu Đồng Mát, Phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh
Hotline: 0378 041 262
 

LH: Miền Nam: Số nhà 10/1/2A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Hotline: 0913 82 60 68

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha