Giải đáp các thắc mắc về bệnh suy thận và phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất

Để nhận biết bệnh suy thận và chữa bệnh đúng cách, kịp thời các bạn hãy tìm hiểu ngay những thông tin cực kỳ bổ ích dưới đây.

Ngày đăng: 07-05-2023

369 lượt xem

Biểu hiện thường thấy của người mắc bệnh suy thận

Nhiều người đang phân vân không biết rằng mình đang mắc bệnh suy thận hay là bệnh gì, hãy xem cơ thể có một trong các biểu hiện dưới đây nhé!

1. Bắt gặp các vấn đề về sưng phù chân tay: Cụ thể nếu mắc bệnh lúc này, các đốt chân, tay còn ngứa và nóng ran, ham muốn tình dục cũng suy giảm, mất kinh nguyệt và đau cơ, xương dữ dội.

2. Da bắt đầu phát ban, nổi ngứa, da xấu: Bệnh suy thận khiến các chất thải tích tụ trong máu gây viêm nhiễm, chính vì thế sẽ dẫn tới tình trạng ngứa ngáy và nổi mụn trên da.

XEM THÊM:

>>>TRƯỜNG HỢP THỰC TẾ ĐIỀU TRỊ TRONG 22 NGÀY CHO KẾT QUẢ BẤT NGỜ TỪ SUY THẬN GIAI ĐOẠN 5 XUỐNG GIAI ĐOẠN 3<<<

3.Thay đổi nhiều khi đi tiểu: Suy thận sẽ xảy ra thay đổi trong việc tiểu như đi nhiều lần trong ngày, lượng nước tiểu ít hoặc nhiều hơn so với bình thường. Người bệnh khi đi tiểu có cảm giác căng tức, buốt, đôi khi lẫn máu trong nước tiểu.

4. Xuất hiện cảm giác bơ phờ, mệt mỏi: Các bệnh về thận sẽ dẫn tới thiếu máu, do đó bệnh nhân luôn trong trạng thái mệt mỏi, kém tập trung, đau đầu, hay buồn nôn, thở gấp, dốc…Một biến chứng khác của bệnh thận là thiếu máu, có thể gây suy nhược và mệt mỏi.

5. Cơ thể hay cảm thấy ớn lạnh: Khi tìm hiểu bệnh suy thận là gì, bạn cũng sẽ thấy biểu hiện cụ thể của căn bệnh này còn là cảm giác ớn lạnh. Bởi vì lúc này sức đề kháng của người bệnh giảm sút, da kém sắc, cơ thể yếu hơn.

6. Thường xuyên mất ngủVới các biểu hiện như khó ngủ, huyết áp lên xuống thất thường, có thể trầm cảm… cũng là biểu hiện của bệnh suy thận. 

Những người bị suy thận nói chung và suy thận mạn nói riêng sẽ có những biểu hiện thường gặp trên đây. Tuy nhiên để yên tâm nhất, cũng như cho kết quả một cách chính xác nhất các bạn vẫn nên tới các phòng khám, bệnh viện chuyên khoa để được hướng dẫn làm các xét nghiệm nhé!

Hình ảnh của thận khỏe mạnh và thận đã bị suy thận

Nguyên nhân dẫn tới bệnh suy thận không phải ai cũng biết?

Không nhận đủ lượng máu

Bệnh suy thận có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Đầu tiên chúng ta có thể kể đến việc thận không nhận đủ lượng máu cần thiết khiến cơ quan này không nhận đủ oxy và các dưỡng chất thiết yếu để duy trì hoạt động. Từ đó, các mô cơ sẽ suy yếu dần, các chức năng vốn có cũng suy giảm theo.

Những yếu tố có thể gây cản trở việc nuôi dưỡng thận hằng ngày bao gồm: Mất nước, nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng máu, các bệnh tim mạch, ví dụ như nhồi máu cơ tim, tác dụng phụ của thuốc kháng viêm, xơ gan hoặc suy gan....

Cơ chế bài tiết nước tiểu gặp vấn đề

Nguyên nhân thứ 2 dẫn tới bệnh suy thận do cơ chế bài tiết nước tiểu gặp vấn đề. Các độc tố sẽ không được đào thải ra ngoài từ đó sẽ tích tụ ngay tại thận và gây nên nhiều biến chứng có thể trực tiếp dẫn tới bệnh suy thận.

Một số nguyên nhân khác dẫn đến bệnh suy thận: Nhiễm độc kim loại nặng, viêm mạch, lupus ban đỏ, viêm cầu thận, sử dụng ma túy, đau tủy xương, xơ cứng bì, xuất huyết giảm tiểu cầu, lạm dụng bia rượu, tác dụng phụ của thuốc hóa trị, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc kháng sinh hoặc hóa chất dùng trong xét nghiệm hình ảnh.....

Mặc dù bạn không gặp phải những vấn đề sức khỏe như chúng tôi đã kể trên mà nguy cơ suy giảm chức năng thận của bạn vẫn cao hơn người khác nếu bạn: Béo phì, có chỉ số cholesterol cao, từ 65 tuổi trở lên...

Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng suy thận

Người bị SUY THẬN có uống sữa được không?

Suy thận được mệnh danh là “căn bệnh thầm lặng” nhưng gây nên nhiều nguy hiểm. Bệnh dù ở giai đoạn nào cũng khiến người bệnh khổ sở, phải kiêng khem đủ thứ bởi chức năng thận suy giảm, thận đã hư hại rất nhiều. Khác với chế độ ăn uống đối với các bệnh khác như gút, huyết áp cao, dinh dưỡng cho người mắc bệnh suy thận còn phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng bệnh. Chính vì thế mà người suy thận có uống sữa được không cũng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, không thể có một đáp án chung cho tất cả.

Đối với những người suy thận giai đoạn đầu, nếu tích cực điều trị thì tỷ lệ phục hồi là rất lớn. Thời kỳ này, người bị suy thận vẫn nên ăn uống đầy đủ, kiêng ăn mặn, kiêng ăn đồ đông lạnh.

Những protein có trong tự nhiên như thịt nạc, cá, trứng, sữa vẫn nên bổ sung hàng ngày vào thực đơn để sức khỏe sớm được phục hồi, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Với những người đã chuyển sang giai đoạn bệnh ở độ 2, độ 3, độ 4 của bệnh thận thì cần đặc biệt lưu ý đến chế độ ăn uống, nên kiêng hoàn toàn protein, trong đó có sữa. Lý do là bởi thực phẩm chứa đạm khi được nạp vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành 2 chất là urê - creatinin. Nếu urê - creatinin tăng quá cao sẽ gây độc cho cơ thể, tác động xấu đến thận.

Để tình trạng bệnh không tiến triển nặng thêm, các bạn cần thực hiện uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời cần thực hiện chế độ ăn khoa học, tránh sử dụng các thực phẩm chứa kali, phốt pho, nhiều muối hoặc nhiều protein.

Người mắc bệnh suy thận cần hết sức lưu ý vấn đề về dinh dưỡng

Các phương pháp điều trị bệnh suy thận phổ biến nhất hiện nay

Suy thận mạn không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát bệnh hiệu quả nếu áp dụng đúng phương pháp.

Điều trị triệu chứng bệnh suy thận bằng Tây Y

Ở giai đoạn đầu, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh suy thận một số loại thuốc để giảm nhanh các triệu chứng và kiểm soát tiến triển như:

- Thuốc chống tăng huyết áp: Captopril, Enalapril, Azilsartan….

- Thuốc chống thiếu máu: Darbepoetin alfa – Aranesp, Mircera,…

- Thuốc kiểm soát cholesterol: Simvastatin, Lovastatin, Fluvastatin, Atorvastatin, Pitavastatin, Rosuvastatin,…

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH SUY THẬN AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

Điều trị suy thận bằng bài thuốc Đông Y

Ngoài tây y thì có thể điều trị suy thận bằng các bài thuốc đông y. Một số bài thuốc đông y hỗ trợ điều trị suy thận thường từ những nguyên liệu sau:  đỗ trọng, đương quy, quế quảng, phụ tử chế, đậu ký sinh, kỷ tử, lộc giác giao, bạch truật, phụ tử, sao du nhục, sơn dược, ba kích, tiên mao, phục linh bì, quế chi, bách bản, đẳng sâm …

Bởi sự an toàn, lành tính nhờ các thành phần chủ yếu trong tự nhiên các bài thuốc đông y điều trị suy thận dần được nhiều bệnh nhân lựa chọn và ưu tiên hơn.

Đông y có hiệu quả rất tốt trong điều trị bệnh lý về thận

Điều trị bệnh suy thận bằng cách thay thế thận

Khi suy thận tiến triển nặng, người bệnh không thể dùng thuốc Đông Y và Tây Ý mà sẽ được đội ngũ y bác sĩ chỉ định chạy thận nhân tạo/lọc màng bụng hoặc ghép thận.

Phương pháp lọc màng bụng

Lọc màng bụng là phương pháp dùng chính màng bụng của người bệnh suy thận để làm màng lọc thay thế cho thận đã yếu. Lọc màng bụng giúp loại bỏ những chất độc, nước - điện giải dư thừa ra khỏi cơ thể.

Màng bụng có vai trò như màng bán thấm, ngăn cách giữa hai khoang: Một bên chứa dịch, bên còn lại là những mao mạch quanh màng bụng. Khi dịch lọc màng bụng lưu trong khoang bụng thì quá trình khuếch tán, lọc, hấp thu được diễn ra đồng thời.

Các chất hòa tan sẽ được khuếch tán đi từ nơi có nồng độ cao trong máu (ure, creatinin, kali,…) qua màng bụng đến khoang chứa dịch lọc. Chênh lệch áp lực thẩm thấu giữa dịch lọc và mạch máu sẽ giúp nước từ khoang máu sang khoang dịch lọc để loại bỏ nước thừa trong cơ thể.

Chạy thận nhân tạo

Chạy thận nhân tạo thường được chỉ định cho các trường hợp suy thận ở giai đoạn 3B trở lên. Trường hợp này, chức năng thận của người bệnh đã suy giảm rất nhiều, các chất độc ngày càng tích tụ, gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Chạy thận nhân tạo là quá trình lọc máu ngoài cơ thể. Máy chạy thận sẽ được nối vào vòng tuần hoàn máu của cơ thể. Máu từ cơ thể sẽ đưa được ra qua máy lọc thận, loại bỏ các chất thải, muối và nước thừa. Sau đó, máy sẽ trả máu sạch về cơ thể.

Chạy thận nhân tạo là phương pháp điều trị khá tốn kém ở bệnh nhân suy thận

Ghép thận

Nếu tình trạng suy thận quá nghiêm trọng, chạy thận không có tác dụng thì ghép thận sẽ là giải pháp duy nhất có thể lựa chọn trong trường hợp này. Ghép thận thành công người bệnh sẽ không cần chạy thận nữa.

Tuy nhiên, ghép thận không phải là lựa chọn điều trị được ưu tiên cho tất cả mọi người. Điều này được giải thích bởi rất khó để nhận được thận hiến tặng tương thích với người bệnh. Ngoài ra, người bệnh sau khi ghép thận phải dùng thuốc ức chế miễn dịch để ngăn chặn cơ thể đào thải thận mới. Vì vậy, người bệnh dễ bị ốm và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng sau khi ghép thận.

Phòng ngừa bệnh suy thận bằng cách nào?

Việc điều trị suy thận không phải là điều dễ dàng chính vì thế để bảo vệ sức khỏe của bản thân, bạn nên tìm cách phòng ngừa suy thận ngay từ đầu. Những việc mà chúng ta nên làm là:

1. Kiểm soát tốt đường huyết.

2. Cẩn thận với chỉ số huyết áp

3. Kiểm soát cân nặng để phòng ngừa suy thận

4. Chú trọng vấn đề dinh dưỡng

5. Giảm lượng muối hấp thụ

6. Bổ sung đủ nước

7. Bỏ thuốc lá: Cách hữu hiệu để ngăn ngừa suy thận

8. Hạn chế thức uống chứa cồn

9. Không lạm dụng thuốc không kê đơn

10. Giải tỏa áp lực, căng thẳng

11. Tập thể dục thường xuyên

Hi vọng với bài tổng hợp thông tin trên đây sẽ giúp bạn đọc có được những thông tin bổ ích nhất dành cho bản thân cũng như những người thân yêu trong gia đình. Chúc các bạn luôn có một sức khỏe tốt!

XEM THÊM:

>>>TRƯỜNG HỢP THỰC TẾ ĐIỀU TRỊ TRONG 22 NGÀY CHO KẾT QUẢ BẤT NGỜ TỪ SUY THẬN GIAI ĐOẠN 5 XUỐNG GIAI ĐOẠN 3<<<

BỆNH SUY THẬN VẪN CÓ CƠ HỘI ĐƯỢC CHỮA TRỊ KHỎI BỆNH khi được điều trị bằng phác đồ CỦA ĐÔNG Y TRỊNH GIA để sau thời gian ngắn vài ba tháng. Bệnh SUY THẬN ĐƯỢC KHỎI
 
Bởi vậy, quý bệnh nhân và người thân không may bị căn bệnh SUY THẬN HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHÚNG TÔI để được tư vấn, chữa trị ngay. Chưa bao giờ là quá muộn. 
 
Cho dù đã chuyển sang giai đoạn nào, nguyên nhân bị SUY THẬN từ tiểu đường, hay từ tim mạch,... VÌ "CÒN NƯỚC CÒN TÁT". 
 
Lưu ý: ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHÚNG TÔI CHỈ CÓ 2 NƠI:
 
1. THÔN ĐỒNG MÁT, PHƯỜNG TÂN AN, THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢN NINH ĐT: 0378 041 262 (Lang y Bùi Thị Hạnh) là chính
 
2. Số nhà 10/1/2 A đường 26, phường Linh Đông, Thủ Đức, Hồ Chí Minh, ĐT: 0913 82 60 68
 
 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha