Những biến chứng nguy hiểm do bệnh suy thận mạn gây ra

Suy thận mạn là căn bệnh đặc biệt nguy hiểm, gây nguy cơ tử vong cao! Vậy chứng biến chứng nguy hiểm nào thường gặp do suy thận mạn gây ra?

Ngày đăng: 18-08-2023

206 lượt xem

1. Nên hiểu như thế nào bệnh suy thận mạn?

Bệnh thận mạn tính là tình trạng suy thận bị suy giảm hoặc mất chức năng đào thải các chất độc và dịch thừa ra khỏi máu trong khoảng thời gian vài tháng hoặc nhiều năm. Bệnh suy thận mạn tính có thể tiến triển thành suy thận giai đoạn cuối, gây tử vong nếu không được chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.

Số liệu thống kê cho thấy trên thế giới có khoảng 3 triệu người bị suy thận ở giai đoạn mạn tính đang được điều trị thay thế thận và đang có khuynh hướng tăng nhanh. Trên thực tế, các biện pháp điều trị thay thế thận chỉ phổ biến ở các nước phát triển (chiếm tới 80%). 

Suy thận mạn là bệnh lý về thận nguy hiểm nhất

2. Nguyên nhân nào gây ra bệnh thận mạn?

Thận đảm nhận chức năng như một hệ thống lọc phức tạp trong cơ thể, giúp loại bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa khỏi máu và bài tiết ra khỏi cơ thể. Theo đó, các vấn đề gây tổn thương thận có thể xảy ra khi: Dòng máu không đến thận đúng cách, các tổn thương trực tiếp đến nhu mô thận, có một vật cản ngăn dòng nước tiểu ra ngoài hay do bệnh tiểu đường hoặc tăng huyết áp gây ra.

Cụ thể của các nguyên nhân gây bệnh suy thận mạn có thể kể đến như sau:

- Dòng chảy của nước tiểu bị cản trở: Nước tiểu bị tắc nghẽn có thể trào ngược lại vào thận từ bàng quang, làm tăng áp lực lên thận và làm suy giảm chức năng. Các nguyên nhân có thể là phì đại tuyến tiền liệt, sỏi thận và khối u.

- Các bệnh về thận: Bệnh thận đa nang, viêm thận bể thận và viêm cầu thận.

- Ngộ độc kim loại nặng: Chì là một nguồn ngộ độc thận phổ biến.

- Lupus ban đỏ hệ thống: Đây là một tình trạng tự miễn dịch, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công thận như thể chúng là mô lạ.

- Sốt rét và sốt vàng da: Hai căn bệnh do muỗi truyền này có thể khiến chức năng thận bị suy giảm.

- Hẹp động mạch thận: Hẹp hoặc tắc nghẽn động mạch thận khi đi vào thận.

- Chấn thương thận: Bị đánh mạnh hoặc một chấn thương thực thể khác lên thận có thể gây ra tổn thương thận.

- Một số loại thuốc: Việc lạm dụng một số loại thuốc, nhất là NSAID, có thể dẫn đến suy thận.

- Sử dụng chất kích thích bất hợp pháp: Sử dụng các chất như heroin hoặc cocaine có thể gây hại cho thận.

Bệnh suy thận mạn do nhiều nguyên nhân gây ra

3. Suy thận mạn gây ra những biến chứng gì?

Bệnh suy thận mạn gây biến chứng về tim mạch: Tăng huyết áp thúc đẩy nhanh quá trình suy thận mạn và thường dẫn đến hàng loạt các biến chứng nặng nề ở tim,não, mắt… Suy mạch vành, bệnh lý van tim, rối loạn nhịp tim do rối loạn điện giải (tăng kali máu), suy tim, bệnh mạch vành.

Suy thận mạn gây biến chứng ở phổi: Phù phổi, viêm phổi và tràn dịch màng phổi là những biến chứng cũng thường gặp ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối,bệnh nhân lọc máu chu kỳ. Chủ yếu là do tình trạng giữ muối và nước, do tăng huyết áp, suy tim, tình trạng lọc máu không đầy đủ, không duy trì tốt trọng lượng khô.

Suy thận mạn gây biến chứng về máu: Thiếu máu xuất hiện sớm trong suy thận mạn và tăng dần khi chức năng thận suy giảm. Các yếu tố gây nên tình trạng thiếu máu chủ yếu do giảm tổng hợp erythropoietin,đời sống hồng cầu giảm,mất máu trong quá trình lọc máu.

Bệnh suy thận mạn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe

Rối loạn nước, điện giải và thăng bằng kiềm toan

- Rối loạn nước – điện giải như natri máu hạ, natri niệu tăng, phù… thường gặp trong suy thận mạn.

- Tăng kali máu là biến chứng nguy hiểm hay gặp nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn tới tử vong.

Rối loạn lipid máu: Tăng Lipid máu chủ yếu là tăng triglycerid. Rối loạn lipid máu thường làm gia tăng tình trạng xơ vữa động mạch, gây thiếu máu não, nguy hiểm nhất là thiếu máu cơ tim và nhồi máu cơ tim.

Biến chứng về loạn dưỡng xương: Tổn thương loãng xương xuất hiện ở giai đoạn sớm của suy thận mạn. Ở giai đoạn thận nhân tạo chu kỳ hầu hết các bệnh nhân đều có tổn thương về xương.

Biến chứng về thần kinh: Bệnh não do ure máu cao: xảy ra khi bệnh nhân suy thận ở giai đoạn muộn. Rối loạn thần kinh trung ương ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ: do hội chứng mất cân bằng gặp ở lần chạy thận nhân tạo đầu tiên.

Biến chứng đến hệ tiêu hóa: Vào giai đoạn cuối chán ăn là triệu chứng phổ biến, nhất là đối với thức ăn chứa nhiều protein.

Rối loạn về nội tiết: Ở nam giới những rối loạn về chức năng sinh dục như bất thường về tạo tinh trùng. Nồng độ testosterone huyết tương toàn phần hay tự do giảm vừa phải. Ở bệnh nhân nữ bị suy thận, suy thận giai đoạn cuối có thể gặp rong kinh hoặc mất kinh.

Rối loạn dinh dưỡng: Chế độ ăn kiêng đạm chặt chẽ là một trong những nguyên nhân của rối loạn dinh dưỡng nặng ở những bệnh nhân suy thận mạn.

<<<22 NGÀY CHỮA TRỊ SUY THẬN TỪ GIAI ĐOẠN 5 XUỐNG GIAI ĐOẠN 3 BẰNG ĐÔNG Y GIA TRUYỀN TRỊNH GIA>>>

4. Chẩn đoán suy thận mạn bằng phương pháp gì?

Để chẩn đoán bệnh thận mạn, bác sĩ có thể kiểm tra các dấu hiệu của bệnh và hỏi bệnh nhân về các triệu chứng thường gặp. Tuy nhiên, bệnh lý này chủ yếu dựa trên các xét nghiệm chức năng hệ niệu, bao gồm:

- Xét nghiệm nước tiểu: giúp xác định có hay không albumin. Albumin có trong nước tiểu khi thận bị tổn thương.

- Chụp thận: Các bác sĩ thường sử dụng phương pháp siêu âm để đánh giá kích thước và hình dạng của thận. Chụp MRI hoặc CT cũng có thể được sử dụng trong những trường hợp hiếm, nhất là khi siêu âm không rõ ràng.

- Sinh thiết thận: Bác sĩ trích một mẫu mô thận nhỏ và kiểm tra xem có tổn thương tế bào hay không.

- Chụp X-quang phổi: Mục đích của chụp X-quang phổi là để kiểm tra xem có phù phổi hay không, tức là chất lỏng bị giữ lại trong phổi.

- GFR: Chỉ số này cho biết thận còn khả năng lọc chất thải tốt như thế nào. Chỉ số này được tính toán dựa trên creatinin máu và các tham số khác của từng người như tuổi, giới, cân nặng.

Các phương pháp điều trị suy thận mạn tính

Thuốc kiểm soát triệu chứng và biến chứng

Nếu bạn bị đái tháo đường hoặc tăng huyết áp, bác sĩ sẽ kê thuốc giúp bạn kiểm soát hai tình trạng trên, từ đó ngăn chặn thận chịu thêm thương tổn. Thuốc ức chế men chuyển (ACE) và thuốc ức chế thụ thể angiotensin (ARB) là hai nhóm thuốc huyết áp thường thấy nhất trong trường hợp này.

Mặt khác, bạn cũng có thể cần tiêm chủng một số loại vắc xin nhằm phòng ngừa biến chứng nhiễm trùng của bệnh thận giai đoạn cuối. Ngoài ra, tùy vào thể trạng mỗi người, bác sĩ sẽ lựa chọn loại vắc xin hiệu quả và thích hợp nhất.

Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Tình trạng trữ nước trong cơ thể có khả năng khiến cân nặng của bạn tăng nhanh chóng. Do đó, thường xuyên theo dõi trọng lượng cũng là một cách giúp bạn kiểm soát bệnh thận giai đoạn cuối. Suy thận mạn giai đoạn cuối sống được bao lâu còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân.

Bệnh nhân cùng bác sĩ cần xem xét và tính toán cẩn thận, mục đích là đảm bảo nạp đủ dinh dưỡng, không dư thừa. Vì thế, bạn nên thực hiện chế độ ăn theo chỉ dẫn của bác sĩ, dưới đây là một số lưu ý:

Bổ sung các loại rau chứa ít đạm

Những loại rau được ưu tiên trong thực đơn của bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối là rau củ giàu Vitamin C, B, K đồng thời hạn chế chất đạm như: dọc mùng, bí đỏ, đu đủ xanh, su su, cần ta, bắp cải, ớt chuông, củ cải đỏ, hành tây,…

Bổ sung các loại quả ngọt

Các loại quả ngọt sau chứa nhiều chất chống oxy hóa, Vitamin và khoáng chất tốt cho bệnh nhân suy thận, tiểu đường hoặc mắc bệnh ung thư: táo ngọt, xoài, đu đủ chín, dứa, việt quất, nho đỏ… 

Kiểm soát lượng protein nạp vào

Cơ thể bạn mỗi ngày cần bổ sung bao nhiêu protein thì cần tính toán chính xác để từ đó lựa chọn thực phẩm với hàm lượng phù hợp. Các chuyên gia khuyên rằng, bệnh nhân nên ưu tiên các loại thực phẩm chứa đạm đồng thời chứa nhiều kali, photpho, natri… như cá hồi, thịt ức gà, thịt thăn lợn, trứng…

Tăng cường ăn các loại hạt

Các loại hạt hoặc sữa từ hạt như: hạt óc chó, kiều mạch, hạt đậu đỏ, hạt macca… đều chứa hàm lượng chất béo lành mạnh tốt cho cơ thể, đồng thời giàu sắt, đồng, magie, vitamin B… tốt cho bệnh nhân suy thận.

Những bệnh nhân bị suy thận mạn tính nên hạn chế làm việc quá sức, căng thẳng, thức khuya, thay vào đó là lối sống lành mạnh với thời gian nghỉ ngơi hợp lý.

Sử dụng đông y trong điều trị bệnh suy thận

Đến với Đông y, chuẩn đoán bệnh thông qua nhịp đập các mạch nên ít chính xác nhưng các bài thuốc của nó lại rất hiệu quả. Thuốc Đông y mới uống tuy chưa có kết quả liền nhưng các thành phần thảo dược luôn có mỗi chất bổ riêng cho cơ thể. Nó giúp cho cơ thể ăn ngon, ngủ ngon, có thể ngăn chặn được các tế bào bệnh.

Qua trên ta có thể thấy, hai phương pháp điều trị đều có lợi hết, nhưng tùy thuộc vào cơ địa cũng như ý chí của mỗi người mà lựa chọn cách điều trị cho phù hợp. Đặc biệt có thể kết hợp hai cách điều trị này để hỗ trợ nhau, giúp cho việc điều trị sẽ tốt hơn.

KẾT QUẢ CHO THẤY CHỈ SỐ SUY THẬN (CREATININE): 719
KẾT QUẢ CHO THẤY CHỈ SỐ SUY THẬN (CREATININE) NGÀY 10/1/2023: MỚI CHỈ 244
 
Trong hơn 20 ngày điều trị bằng phương thuốc ĐÔNG Y cộng với kiêng khem theo tiêu chuẩn của người bị bệnh SUY THẬN. 
KẾT QUẢ CHO THẤY CHỈ SỐ SUY THẬN (CREATININE) ĐÃ GIẢM XUỐNG CÒN 145.60
 
TRONG KHI NGÀY 12/3/2021 MỚI CHỈ CÓ 149.70. VÀ ĐẾN NGÀY 22/3/2023 ĐÃ LÊN TỚI 719.
SAU 22 NGÀY ĐIỀU TRỊ ĐÃ GIẢM TỪ 719 XUỐNG 145.60
 
LH: Miền Bắc: Đường Đồng Tâm, Khu Đồng Mát, Phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh
Hotline: 0378 041 262
 

LH: Miền Nam: Số nhà 10/1/2A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Hotline: 0913 82 60 68

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha