Tại sao suy thận mạn lại gây thiếu máu?

Một trong những biến chứng nguy hiểm khiến bệnh nhân suy thận mạn có thể tử vong là thiếu máu. Vậy tại sao suy thận mạn lại thiếu máu và điều trị dự phòng như thế nào?

Ngày đăng: 02-03-2024

54 lượt xem

Mức độ nguy hiểm của bệnh suy thận mạn tính

Thận là cơ quan có rất nhiều vai trò quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể, trong đó vai trò chính là lọc máu. Bệnh suy thận mạn tính thường liên quan đến bất thường cấu trúc và chức năng thận kéo dài trên 3 tháng, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như đời sống của bệnh nhân.

Bệnh suy thận mạn tính thường tiến triển âm thầm, triệu chứng mờ nhạt, cho đến khi phát hiện bệnh thường ở giai đoạn muộn, tiên lượng xấu. Các vấn đề sức khỏe bệnh nhân suy thận mạn tính thường gặp bao gồm: Tăng huyết áp, thiếu máu, viêm xương, loãng xương, chán ăn, buồn nôn, xuất huyết tiêu hóa,…

Tại sao suy thận mạn lại thiếu máu

Thận là bộ phận quan trọng của cơ thể người, giúp loại bỏ các chất cặn bã và dịch dư thừa được đưa từ máu ra khỏi cơ thể. Mặt khác, nội tiết tố erythropoietin sẽ giúp sản sinh ra hồng cầu. Đối với bệnh nhân suy thận, khả năng sản xuất erythropoietin bị suy giảm, do đó tín hiệu để sản xuất hồng cầu không được tủy xương tiếp nhận. Đây là nguyên nhân chủ yếu gây thiếu máu ở người bị suy thận.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh suy thận ở giai đoạn cuối là xuất huyết đường tiêu hóa. Tình trạng này vô cùng nghiêm trọng, có thể đối mặt với nguy cơ sốc, tử vong…

Có rất nhiều nguyên nhân gây thiếu máu ở bệnh nhân bị suy thận mạn bao gồm:

-  Giảm sản sinh hồng cầu: Bệnh nhân suy thận mận ở giai đoạn cuối sẽ bị hư hỏng thận mức độ nặng, thận không đủ khả năng sản sinh ra hormon erythropoietin - hormone kích thích tủy xương sản sinh ra hồng cầu khiến quá trình hình thành và phát triển của hồng cầu gặp khó khăn, dẫn đến thiếu máu.

- Mất máu do chạy thận nhân tạo: việc chạy thận nhân tạo cũng khiến bệnh nhân bị mất máu do máu bị thất thoát trong quá trình luân chuyển ra ngoài cơ thể, qua hệ thống ống dẫn. Quá trình chạy thận trong một thời gian dài khiến bệnh nhân mất một lượng máu đáng kể gây nên tình trạng thiếu máu.

- Ăn uống kém, không đủ chất dinh dưỡng: Người bị suy thận mạn phải kiêng các thực phẩm giàu đạm, có chế độ ăn rất ít đạm nên giảm thiểu sự hình thành protein trong cơ thể nhưng lại có một lượng lớn protein bị thải ra ngoài qua đường nước tiểu. Bên cạnh đó, người bệnh mệt mỏi nên chán ăn, ăn không ngon, ruột hấp thụ thức ăn kém nên cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là các chất tạo máu như: protein, sắt, axit folic. Lâu ngày khiến người bệnh bị thiếu máu.

- Tốc độ phá hủy hồng cầu tăng: ở người bệnh viêm cầu thận mạn, chất thải do quá trình trao đổi chất của cơ thể bài tiết ra ngoài ít đi, nồng độ máu tăng cao. Các chất thải này làm tăng tốc độ phá hủy hồng cầu, khiến hồng cầu bị phá hủy nhanh chóng, gây thiếu máu.

- Chảy máu qua đường tiêu hóa: Một trong những biến chứng mà bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối phải đối mặt là xuất huyết tiêu hóa. Đây là tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, không chỉ khiến bệnh nhân mất máu mà còn nguy cơ cao gây sốc, tử vong,…

Thiếu máu là biến chứng nguy hiểm ở bệnh nhân suy thận mạn

Dấu hiệu nhận biết thiếu máu ở bệnh nhân suy thận

Máu đưa các chất dinh dưỡng đến cơ quan của cơ thể, do đó khi thiếu máu, cơ thể sẽ cảm thấy thiếu sức sống, không có năng lượng và mệt mỏi, hệ miễn dịch và sức khỏe kém đi… Đối với bệnh nhân suy thận mạn, thiếu máu sẽ có một số dấu hiệu sau:

- Bệnh nhân luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng, chán ăn. Chính vì vậy khó tập trung suy nghĩ, làm việc.

- Sức khỏe người bệnh đi xuống, hệ miễn dịch cũng kém hơn, hay ốm vặt.

- Da xanh xao, hay đau đầu, chóng mặt và cảm thấy bị choáng khi thay đổi tư thế đứng lên đột ngột.

- Nhịp thở không đều, có hiện tượng khó thở và tức ngực.

- Bệnh nhân bị rụng khá nhiều tóc, móng không còn bóng, lưỡi mất gai.

Chính vì vậy khi có những dấu hiệu bất thường cần đến ngay cơ sở y tế để thực hiện thăm khám, xét nghiệm máu để kiểm tra xem mình có bị thiếu máu không.

Suy thận ảnh hưởng đến chức năng lọc của cầu thận

Ảnh hưởng của tình trạng thiếu máu ở bệnh nhân suy thận mạn

Tình trạng thiếu máu ở bệnh nhân suy thận khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, sức khỏe yếu đi, người không có sức sống, sức chịu đựng kém... Nếu cơ thể đang có bệnh lý thì các triệu chứng của bệnh sẽ nặng hơn. Nếu không được điều trị sớm, thiếu máu có thể dẫn đến những biến chứng về tim mạch, thậm chí là suy tim và đột quỵ, khiến người bệnh tử vong.

Nồng độ Hemoglobin (Hb) trong máu phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính, chủng tộc, tình trạng nhiễm trùng, các tình trạng bệnh tật đồng thời, việc lọc máu đầy đủ, chất lượng nước… Kết quả một nghiên cứu cho thấy, nguy cơ tử vong tăng lên 3 lần với mỗi 10g/Hb giảm đi (trong khoảng 90- 130g/l). Thiếu máu ở bệnh nhân thận mạn gây tăng tỷ lệ tử vong, tăng phì đại thất trái và suy tim sung huyết, tăng tốc độ tiến triển đến suy thận giai đoạn cuối.

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH SUY THẬN AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

Biện pháp điều trị thiếu máu do suy thận mạn

Nếu suy thận mạn chưa đến giai đoạn cuối hoặc tình trạng thiếu máu chưa xảy ra nghiêm trọng, bệnh nhân vẫn cần dự phòng bằng các biện pháp sau:

- Chế độ ăn kiểm soát protein: Dù bị suy thận mạn ở giai đoạn nào, thực hiện chế độ ăn hạn chế protein càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, chế độ ăn này có thể gây thiếu hụt năng lượng cũng như thiếu yếu tố cần thiết tạo máu, có thể xem xét bổ sung sắt hoặc folate theo chỉ định của bác sĩ. Nếu thiếu hụt sắt nghiêm trọng, bác sĩ có thể bổ sung sắt khẩn cấp qua đường tĩnh mạch, sau đó giảm dần lượng và chuyển về đường uống.

- Lọc máu sớm: Nên chủ động trong việc lọc máu khi suy thận mạn ở mức nghiêm trọng để tránh tình trạng phụ thuộc vào truyền máu. Ngoài ra, lọc máu cũng giúp tăng số lượng hồng cầu và nồng độ hemoglobin, giúp tình trạng máu tốt hơn.

Bổ sung thêm một số vi chất khi bị thiếu máu ở bệnh nhân suy thận

Điều trị thiếu máu ở bệnh nhân suy thận 

Tùy vào tình trạng thiếu máu và khả năng đáp ứng, bác sĩ sẽ xem xét 1 hoặc kết hợp các biện pháp điều trị sau:

-  Lọc máu: Lọc máu sau khoảng vài tháng có thể cải thiện tình trạng thiếu máu cũng như tăng hiệu quả lọc máu song tác dụng này thường không kéo dài sau 3 năm. 

- Truyền máu: Truyền máu định kỳ là cần thiết với bệnh nhân bị thiếu máu, giúp tăng tưới máu mô cũng như đáp ứng tốt nhu cầu oxy của mô. Tuy nhiên truyền máu quá nhiều có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe như: quá tải sắt, nhiễm virus, xuất hiện kháng thể kháng lại kháng nguyên HLA, giảm cơ hội ghép thận thành công.

- Sử dụng Steroid đồng hóa: Androgen là chất có tác dụng kích thích mô thận hoặc gan sản sinh EPO, đáp ứng tốt với một số bệnh nhân suy thận mạn bị thiếu máu.

- Điều trị thay thế bằng erythropoietin: Sự thiếu hụt erythropoietin ở bệnh nhân suy thận mạn khi được bù đắp cũng giúp cải thiện tốt tình trạng thiếu máu.

SUY THẬN ĐỘ 4 XUỐNG ĐỘ 2 TRONG 1 THÁNG VỚI ĐÔNG Y TRỊNH GIA
 
 
KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM NHỮNG LẦN TRƯỚC KHI ĐIỀU TRỊ
 
Sau 1 tháng điều trị bệnh suy thận bằng phác đồ của ĐÔNG Y TRỊNH GIA chúng tôi
Các kết quả cho thấy rất khả quan, vượt cả mức kỳ vọng mà tôi đề ra mục tiêu cho anh. Được tôi ghi thẳng vào phiếu xét nghiệm để làm mốc quan trọng.
Chỉ số creatinin đã GIẢM từ 2.79 (tương đương 279) xuống còn 108.19 (với nam giới  từ 55-120 là ngưỡng an toàn). Như vậy với chỉ số creatinin này thì anh đã khỏi hoàn toàn rồi. Điều trị thêm để về khoảng 80-90 nữa thì sẽ tuyệt vời hơn.
 
Chỉ số eGFR (lọc cầu thận) từ 24.57 đã TĂNG lên 66 (với nam giới chỉ số eGFR trên 90 là an toàn) tương đương với gia đoạn 2.
 
Như vậy, sau 1 tháng điều trị bằng phác đồ của ĐÔNG Y TRỊNH GIA chúng tôi với chỉ số kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh suy thận giai đoạn 4 của anh tiến triển rất nhanh xuống giai đoạn 2.
 
 
Lưu ý: ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHÚNG TÔI CHỈ CÓ 2 NƠI:
 
1. ĐƯỜNG ĐỒNG TÂM, THÔN ĐỒNG MÁT, PHƯỜNG TÂN AN, THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH ĐT: 0378 041 262 (Lang y Bùi Thị Hạnh) là chính
 
2. Số nhà 10/1/2A đường 26, phường Linh Đông, Thủ Đức, Hồ Chí Minh, ĐT: 0913 82 60 68

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha