Nguyên nhân bệnh tiểu đường từng loại có thể bạn chưa biết

Đừng mất cảnh giác với những “thủ phạm” này. Chúng chính là nguyên nhân gây bệnh phổ biến hiện nay

Ngày đăng: 02-10-2019

877 lượt xem

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là nhóm bệnh lý nội khoa, do rối loạn chuyển hóa insulin trong cơ thể, dẫn đến lượng đường trong máu cao.

Nếu không điều trị kịp thời, tiểu đường sẽ trở thành nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như mù lòa, bệnh lý tim mạch: nhồi máu cơ tim, đột quỵ, bệnh về da, dễ nhiễm trùng, suy thận, ảnh hưởng thần kinh, làm suy giảm trí não, mắc alzheimer,... và đặc biệt nó là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu sau ung thư.

Dự tính đến năm 2030, cả thế giới sẽ có hơn 500 triệu người mắc đái tháo đường và chiếm đến 80% gánh nặng y tế ở các nước thu nhập trung bình – thấp.

Vậy tiểu đường gồm mấy loại và đâu là nguyên nhân gây ra căn bệnh nguy hiểm này?

Bệnh tiểu đường được chia làm 3 dạng: tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ. Nguyên nhân ra từng loại cũng theo đó mà khác nhau

1. Tiểu đường type 1
Cơ chế đầu tiên khi mới mắc bệnh tiểu đường type 2 là sự đề kháng insulin, điều đó có nghĩa là cơ thể bạn không sử dụng insulin đúng cách hay insulin không thực hiện được chức năng.
Lúc đầu, tuyến tụy tạo thêm insulin để bù cho nó. Nhưng theo thời gian, tuyến tụy của bạn không thể theo kịp và không tiết ra đủ insulin để giữ cho mức đường huyết bình thường.

Loại bệnh này thường được phát hiện ở trẻ em hoặc người ở độ tuổi vị thành niên.

Nguyên nhân gây tiểu đường type 1:
- Yếu tố di truyền: Khi bố mẹ bị tiểu đường thì con sinh ra có nguy cơ bị bệnh rất cao.
- Hệ miễn dịch yếu: đây là 1 yếu tố dẫn đến tình trạng tuyến tụy không thể hoạt động tốt.
- Môi trường sống: nhiễm phải một số chất độc hại, virus haowjc vi khuẩn cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường
- Dùng sữa bò: nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong sữa bò có chứa casein khiến các trẻ em dùng sữa bò hoặc các loại sữa bột có nguồn gốc từ sữa bò trong 4 tháng đầu đời dễ mắc phải tiểu đường type 1
- Tụy bị tổn thương: việc phẫu thuật tuyến tụy, tụy bị viêm, sưng hoặc một vài căn bệnh khác ảnh hưởng đến hoạt động của tụy cũng là nguyên nhân gây ra tiểu đường.


2. Tiểu đường type 2

Tiểu đường loại này xảy ra khi Insulin không có tác dụng đối với cơ thể mặc dù tuyến tụy vẫn sản xuất ra hormone.

Khoảng 90% người già mắc tiểu đường type 2 và đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa.
Nguyên nhân chính dẫn đến tiểu đường type 2:
- Béo phì: những người béo phì cơ thể sẽ sinh ra một chất có tác dụng kháng insulin khiến insulin không thể hoạt động
- Lười vận động: Không vận động để đào thải năng lượng dư thừa khiến tuyến tụy hoạt động hết công suất, không đảm bảo được chất lượng của insulin. Bên cạnh đó lười vận động cũng là một nguyên nhân gây ra béo phì.
- Chế độ ăn uống: chế độ ăn uống không lành mạnh, dư thừa tinh bột, đường cũng góp phần gây ra tiểu đường type 2

- Thuốc lá: trong thuốc lá có chứa chất kháng sinh insulin vì thế những người hút thuốc và thường xuyên hít phải khói thuốc có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.
- Stress căng thẳng kéo dài và thuốc điều trị có thể gây ra bệnh tiểu đường
- Chế độ sinh hoạt thất thường: Thường xuyên thức khuya, ngủ không đủ giấc khiến cơ thể mệt mỏi, là một trong những nguyên nhân gây ra stress và tiểu đường type 2.

3. Tiểu đường thai kỳ
Bệnh tiểu đường thai kỳ là một bệnh xảy ra do những hormon tăng lên trong khi mang thai hPL, estrogen, progesterone,…khiến tính kháng insulin trở nên trầm trọng hơn. 


Ngoài ra, việc cung cấp glucose cho thai nhi là rất cần thiết khi mang thai, do đó thai phụ trong tình trạng cần hấp thụ thêm nhiều glucose nên đây cũng là nguyên nhân tiểu đường thai kỳ.


- Phụ nữ mang thai muộn và béo phì có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cao hơn.
- Ngủ không đủ giấc: thiếu ngủ là nguyên nhân sinh ra chất cortisol gây mất cân bằng glucose.
- Ngáy ngủ: theo thống kê những người thường ngáy ngủ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn
- Hay bỏ bữa: khiến cơ thể mỏi mệt và có nhu cầu nạp năng lượng cao hơn, lúc này cơ thể sẽ thèm ngọt, không thể kiểm soát chế độ ăn khiến dư thừa lượng đường trong cơ thể.

 

Trường hợp thai phụ bị bệnh tiểu đường thai kỳ, có nguy cơ cao thai nhi bị dị tật ngoài ra còn gây nhiều rủi ro khác nhau như sinh non, quá nhiều nước ối, hội chứng huyết áp cao mang thai, thai nhi dễ bị phát triển quá mức khiến việc sinh nở trở nên khó khăn hơn.

 

Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể hết sau khi sinh, hoặc cũng có nguy cơ phát triển thành tiểu đường type 2.
 

Làm sao để phát hiện và điều trị tiểu đường?
- Tiểu đường là căn bệnh khó phát hiện bởi các dấu hiệu của nó khiến người bệnh cảm thấy không nguy hiểm và chẳng chú ý đến:

  • Thường xuyên buồn tiểu, khát nước
  • Hơi thở có mùi khó chịu: mùi trái cây
  • Giảm thị lực: mờ mắt
  • Tê bì chân tay
  • Giảm cân không rõ lý do dù ăn nhiều
  • Các vết thương, vết bầm lâu lành
  • Da mẩn ngứa, khó chịu, xuất hiện vết đốm nâu
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Nhiễm nấm âm đạo
  • Nếu bạn gặp các triệu chứng trên nên để ý ngay đến tình trạng sức khỏe của mình để tránh lâu dài gây ra các biến chứng tiểu đường nguy hiểm.


- Để điều trị tiểu đường, trước tiên, người bệnh cần có chế độ ăn uống kết hợp rèn luyện thể dục thể thao, nghỉ ngơi điều độ.
 

+ Chế độ ăn uống

  • Tránh bữa ăn lớn, chia nhỏ bữa ăn thành 3 bữa chính, 1-3 bữa phụ
  • Nên ăn đều đặn và đúng giờ giữa các bữa ăn. Không được bỏ ăn, ngay cả lúc bệnh nặng hoặc không muốn ăn
  • Nên ăn lượng bột đường ổn định và phù hợp với từng người bằng cách biết thay thế thức ăn giàu chất bột đường
  • Dùng thức ăn có chỉ số đường huyết thấp, ăn chậm và nhai kỹ
  • Sử dụng nước, cà phê hoặc trà thay vì chọn nước ép trái cây có đường, ngọt, nước ngọt hoặc đồ uống có đường khác.
  • Nên bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, chúng chứa nhiều chất xơ giúp ổn định chỉ số đường huyết.
  • Chọn thịt nạc trắng, thịt gia cầm hoặc hải sản thay vì thịt đỏ hoặc thịt chế biến sẵn.
  • Chọn bơ đậu phộng thay vì chọn sô cô la hoặc mứt.
  • Chọn chất béo không no (dầu ô liu, dầu canola, dầu ngô, hoặc dầu hướng dương) thay vì chất béo bão hòa ( bơ, chất béo động vật dầu dừa hoặc dầu cọ)
  • Thực phẩm cần tránh bao gồm carbohydrate đơn giản, được chế biến, chẳng hạn như đường, mì ống, bánh mì trắng, bột mì và bánh quy, bánh ngọt, các loại thịt đóng hộp, thức ăn nhanh, gà rán, khoai tây chiên, thịt xông khói. Các thực phẩm chế biến sẵn thường nhiều muối và đường không những làm tăng đường huyết sau ăn mà còn ảnh hưởng chỉ số huyết áp.
  • Hạn chế cồn, chất kích thích, thuốc lá

+ Rèn luyện thể lực

  • Vận động thể lực giúp tăng sức chịu đựng cho tim và giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn vì cơ vân có thể tiêu thụ đường khi hoạt động
  • Tăng cường hoạt động thể lực đều đặn, ít nhất 30 phút/ngày, hầu hết các ngày trong tuần.
  • Lựa chọn các bài tập phù hợp tình trạng sức khỏe, nếu đã có biến chứng của đái đường như biến chứng thận, tim mạch, cần hạn chế các động tác thể dục cường độ cao.
  • Cần kiểm tra đường huyết trước và sau khi tập 
  • .<<CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>

    LIÊN HỆ TƯ VẤN:

    0378.041.262

    0913.826.068

    Địa chỉ: BÙI THỊ HẠNH (Lang y)Khu Đồng Mát, Phường Tân An, thị xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

                TRỊNH THẾ ANH (con trai): số nhà 10/1/2A, đường 26 (phía sau hoa viên Bình Quới), khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, TP.HCM.

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha