Bạn có biết những biến chứng vô cùng nguy hiểm do tiểu đường gây ra

Biến chứng do tiểu đường sinh ra do lượng đường trong máu tăng cao mãn tính, từ đó làm suy giảm chức năng của các cơ quan khác trong cơ thể.

Ngày đăng: 05-10-2019

977 lượt xem

  1. Biến chứng về thị lực do bệnh tiểu đường: Đường huyết cao khiến hệ thống mao mạch ở đáy mắt bị tổn thương. Dần dần, thị lực của người mắc tiểu đường có thể bị suy giảm hoặc tệ hơn, có thể dẫn đến mù lòa. Ngoài ra, những biến chứng về mắt như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp... cũng có thể xảy ra.

2. Biến chứng về tim mạch

Người mắc bệnh tiểu đường không thể tránh khỏi các biến chứng về tim mạch như tăng mỡ máu, cao huyết áp, xơ động mạch ngoại vi gây tắc mạch. Do đó, hãy kiểm soát tốt các chỉ số của cơ thể, bao gồm đường huyết, mỡ trong máu và huyết áp. 

Người mắc bệnh tiểu đường không thể tránh khỏi biến chứng tim mạch

3. Biến chứng về thần kinhĐây là biến chứng xuất hiện sớm nhất và thường xuyên của bệnh tiểu đường. Bao gồm các cảm giác đau, tê, nóng ở chân, nhịp tim và nhịp thở bất ổn định, hay tiết mồ hôi...

4. Biến chứng về thận

Đường trong máu cao gây tổn thương đến vi mạch máu trong thận, từ đó suy giảm chức năng lọc của thận, thậm chí suy thận. Do đó, người bệnh nên kiểm soát tốt đường huyết và huyết áp, kết hợp cùng chế độ ăn ít muối, ít đạm, ít mỡ. Đừng quên đi xét nghiệm nước tiểu thường xuyên để theo dõi chức năng thận.

5. Biến chứng nhiễm trùng: Đường trong máu cao là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển và làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể, gây nên nhiễm trùng ở nhiều vùng trên cơ thể.

Nhiễm trùng là biến chứng thường thấy ở bệnh nhân tiểu đường

Do đó, người mắc bệnh tiểu đường nên giữ đường huyết cân bằng và vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là những vùng dễ nhiễm khuẩn như răng miệng, vùng kín hoặc tiết niệu. Nếu gặp dấu hiệu nhiễm trùng như sốt, cơ thể có mùi khó chịu, tiểu buốt, có máu thì nên đi đến cơ sở y tế ngay.

6. Hạ đường huyết

Dấu hiệu hạ đường huyết khá dễ nhận biết, ví dụ như đói cồn cào, cơ thể uể oải mệt mỏi, chân tay bủn rủn, vã mồ hôi, choáng váng và tim đập nhanh. Nếu gặp phải trường hợp bệnh nhân tiểu đường bị hạ đường huyết nhẹ hoặc trung bình, nên nhanh chóng ăn một ít kẹo bánh ngọt hoặc uống nửa ly nước trái cây đến khi cơ thể lấy lại cân bằng. Nếu hạ đường huyết nặng, dẫn đến co giật, bất tỉnh thì cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu ngay để được xử lý kịp thời.

7. Hôn mê: Đường huyết quá cao có thể gây hôn mê đột ngột. Biến chứng này hay xảy ra đột ngột và cần phải được cấp cứu ngay lập tức. Do đó, cần kiểm soát tốt đường huyết của người bị đái tháo đường bằng thuốc men, chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học.

.<<CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

Địa chỉ: BÙI THỊ HẠNH (Lang y)Khu Đồng Mát, Phường Tân An, thị xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

            TRỊNH THẾ ANH (con trai): số nhà 10/1/2A, đường 26 (phía sau hoa viên Bình Quới), khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, TP.HCM.

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha