Di chứng rối loạn tâm thần do chấn thương sọ não

Chấn thương sọ não thường để lại di chứng nặng nề, trong đó có rối loạn tâm thần với các hội chứng chính: suy nhược, suy não, động kinh, hoang tưởng ảo giác, tâm thần phân liệt

Ngày đăng: 10-03-2018

2,051 lượt xem

Rối loạn tâm thần sau chấn thương sọ não(CTSN) giai đoạn cấp tính

- Mức độ nhẹ: Ngay sau khi bị CTSN, bệnh nhân mất ý thức vài giây đến một giờ, có thể không mất hoàn toàn ý thức, bệnh nhân vẫn tiếp tục công việc đang làm nhưng chậm chạp, mơ hồ, nhầm lẫn. Các triệu chứng trên mất đi hoàn toàn sau 4 – 8 tuần.

- Mức độ trung bình: Ngay sau khi bị CTSN, bệnh nhân mất ý thức kéo dài vài giờ, khi bệnh nhân tỉnh lại chuyển sang giai đoạn ý thức mù mờ như bị mây che phủ có thể kèm theo trạng thái rối loạn trí nhớ.

Những triệu chứng nổi bật của trạng thái mù mờ ý thức, mê sảng sẽ giảm dần và biến mất như: ảo giác, hoang tưởng, cuối cùng là trạng thái trống rỗng, đó là mất trí nhớ về những sự kiện vừa xảy ra.

- Mức độ nặng: Chấn thương sọ não nặng, bệnh nhân mất ý thức kéo dài từ vài giờ đến vài ngày. Bắt đầu một trạng thái sốc nặng về ngoại khoa: da nhợt nhạt, ẩm ướt, thân nhiệt dưới mức bình thường, mạch yếu và nhanh.

Di chứng nặng nề của chấn thương sọ não là các rối loạn tâm thần

- Rối loạn tâm thần sau CTSN giống tâm thần phân liệt (TTPL): Có các triệu chứng rối loạn tâm thần giống TTPL.

- Hội chứng paranoid sau CTSN: Nổi bật là hoang tưởng bị theo dõi hoặc ghen tuông, thường xuất hiện ở tuổi trung niên và ở người có nét nhân cách tiền bệnh lý như dễ thay đổi, không vững vàng .

- Rối loạn khí sắc sau CTSN: Rối loạn khí sắc có thể thấy ở các mức độ khác nhau những biến đổi khí sắc biểu hiện nhanh và kéo dài vài giờ hoặc vài ngày.

- Thay đổi nhân cách sau chấn thương sọ não: Thay đổi nhân cách là những thay đổi về thái độ, thói quen và các hình thức ứng xử của bệnh nhân với môi trường xung quanh.

- Các cơn rối loạn tâm thần khác: Các cơn tâm thần, cơn mê sảng, cơn phân ly, hội chứng nghi bệnh và ảo giác xuất hiện độc lập có thể kèm theo hành vi nguy hiểm.

- Tự sát sau chấn thương đầu: Tử vong do tự sát là ở những người bị chấn thương đầu có thể là kết hợp với các yếu tố khác.

Phương pháp điều trị và dự phòng.

Trong giai đoạn cấp tính việc theo dõi điều trị thuộc phạm vi ngoại khoa thần kinh hoặc khoa hồi sức. Trong giai đoạn muộn thuộc chuyên khoa tâm thần theo dõi điều trị.

Bệnh nhân bị chấn thương sọ não cần được điều trị tích cực

- Đối với suy nhược chấn thương và suy não chấn thương:

+ Thường dùng các loại thuốc bình thản

+ Điều chỉnh các triệu chứng rối loạn tâm thần bằng các hoá dược tuỳ thuộc triệu chứng trên người bệnh.

+ Sử dụng liệu pháp tâm lý cần thiết nhất là thư giãn luyện tập.

+ Có thể dùng châm cứu, lý liệu kết hợp điều trị.

- Đối với động kinh do chấn thương sọ não phải sử dụng thuốc kháng động kinh.

Phòng bệnh: Cần đẩy mạnh phòng ngừa tai nạn giao thông, tai nạn lao động và sinh hoạt, bảo hộ lao động. Tránh các tác nhân gây hại: Rượu, các chất kích thích, các bệnh nhiễm khuẩn…

 TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha