Sự xấu hổ và né tránh khiến bệnh tâm thần ngày càng nặng

Rất nhiều người khi có triệu chứng bệnh tâm thần thì bản thân hoặc gia đình e ngại, tránh né không đi điều trị làm bệnh ngày càng nặng.

Ngày đăng: 30-12-2017

2,999 lượt xem

Nhốt con tâm thần không chữa trị vì xấu hổ

Có rất nhiều bệnh nhân bị bệnh tâm thần nhưng người nhà chỉ đưa đến Bệnh viện Tâm thần để điều trị khi sau một thời gian dài bị nhốt. Điển hình là trường hợp của bệnh nhân T, hơn 30 tuổi, chưa lập gia đình, có biểu hiện tâm thần như bỏ việc ở nhà, đi lòng vòng suốt đêm, thường ngồi ghi chép trong sổ sẽ gặp...những nguyên thủ quốc gia, lập tức ba mẹ T. đã xây riêng một phòng để nhốt anh vì sợ hàng xóm và người quen biết.

Nhiều gia đình vì xấu hổ mà nhốt bệnh nhân nghi bị tâm thần thay vì đi chữa trị

Thời gian đầu anh T. yên lặng ở trong phòng nhưng càng về sau càng muốn chống đối. Căn phòng không yên ắng như trước mà hàng xóm dần quen với tiếng la hét, phá phách của anh. Sau bảy năm nhốt anh T. trong phòng và biết không thể tiếp tục làm vậy được mãi, ba mẹ anh mới đưa anh đến khám tại Bệnh viện Tâm thần.

Bác sĩ chẩn đoán anh T. mắc bệnh tâm thần. Cũng do đến bệnh viện trễ nên việc điều trị ổn định cho bệnh nhân phải cần thời gian dài và bệnh nhân không thể trở về cuộc sống bình thường như những trường hợp được phát hiện, điều trị sớm.

Các bác sĩ cho biết, những người mắc bệnh tâm thần sẽ có triệu chứng điển hình lúc đầu như  buồn chán, không muốn làm việc, mất ăn, mất ngủ, nói nhảm, ảo giác...Nhưng gia đình vì xấu hổ với hàng xóm và người thân nên sẽ chọn cách cúng bái, nhốt người bệnh thay vì cho đến các trung tâm chuyên khoa về tâm thần để được khám và tư vấn bệnh.

Để càng lâu tổn thương càng nhiều

Rối loạn tâm thần (tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực, loạn thần...) là rối loạn các chất chuyển hóa thần kinh trong não. Khi các chất này gia tăng sẽ làm tăng hoạt động cảm xúc, tư duy và khi tăng nhiều quá, hoạt động cảm xúc, tư duy liên tục sẽ gây ra sự suy yếu và tổn thương hệ thần kinh. Nếu không được điều trị tốt để giảm các chất này xuống thì các tổn thương sẽ nhiều lên.

Nguyên nhân gây ra rối loạn tâm thần có thể là do di truyền. Ngoài những rối loạn gen do di truyền thì trong cuộc sống cũng có những yếu tố góp phần làm bệnh phát triển sớm hoặc nặng lên như áp lực công việc, các chấn thương tâm lý (xung đột trong gia đình, lo lắng về kinh tế...).

Ảnh minh họa một cơ sở chữa bệnh tâm thần bằng Yoga

Đa số chỉ người nhà, người thân trong cơ quan mới phát hiện được người bệnh có những thay đổi tính tình, như trước đây hay đi chơi với bạn bè nhưng nay không đi nữa. Trước đây, về đến nhà vui vẻ nói chuyện với mọi người nhưng nay chỉ ở trong phòng, không nói chuyện với ai, thường giở sổ ghi chép, có thể ghi những điều rất hoang tưởng hoặc viết những câu hoàn toàn vô nghĩa.

Người bệnh cũng tự mình tách ra khỏi sinh hoạt của gia đình như đến bữa cơm không ăn cùng gia đình... Khi phát hiện những biểu hiện tâm thần, cách tốt nhất nên đưa người bệnh đến bệnh viện tâm thần để được khám.

Do vậy, nếu để bệnh nhân nặng mới đến điều trị thì hiệu quả giảm rất nhiều. Để tránh mắc các bệnh tâm thần cần cân bằng cuộc sống bằng cách tránh áp lực công việc, biết cách nghỉ ngơi và chơi thể dục, thể thao.

TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha