Người mắc bệnh tâm thần có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Tình trạng người mắc bệnh tâm thần gây án hiện nay đang gia tăng đột biến, vậy họ có phải chịu năng trách nhiệm về hành vi vủa mình hay không?

Ngày đăng: 29-06-2018

1,673 lượt xem

Năng lực trách nhiệm hình sự (TNHS) là điều kiện cần thiết để có thể xác định con người có lỗi khi họ thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Chỉ khi người có năng lực TNHS mới có thể là chủ thể của tội phạm.

Người có sự phát triển bình thường về tâm thần sẽ có năng lựa TNHS khi đã đạt độ tuổi nhất định - tuổi chịu TNHS. Năng lực này có thể sẽ không có hoặc bị loại trừ do mắc các bệnh nhất định liên quan đến hoạt động tâm thần. Người không có năng lực trách nhiệm do mắc bệnh như vậy được gọi là người trong tình trạng không có năng lực TNHS.

Người bị bệnh tâm thần không phải chịu trách nhiệm hình sự

Điều 13 bộ luật hình sư  có quy định về tình trạng không có năng lực TNHS:

"1. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

2. Người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự, nhưng đã lâm vào tình trạng quy định tại khoản 1 Điều này trước khi bị kết án, thì cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự".

Trường hợp thứ nhất theo quy định tại khoản 1 Điều 13 bộ luật hình sự  : Nếu người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội của mình trong khi đang mắc bệnh tâm thần thì không phải chịu TNHS.

Trong trường hợp này họ không đủ năng lực TNHS nên không có lỗi. Năng lực TNHS là điều kiện cần thiết để xác định con người có lỗi khi họ thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Chỉ người có năng lực TNHS mới có thể là chủ thể của tội phạm.

Người trong tình trạng không có năng lực TNHS là người đã mất năng lực hiểu biết những đòi hỏi của xã hội liên quan đến hành vi nguy hiểm cho xã hội, không đánh giá được hành vi đã thực hiện là đúng hay sai, nên làm hay không nên làm

Cần đưa bệnh nhân tâm thần đi điều trji trước khi quá muộn

Trường hợp thứ hai theo quy định tại khoản 2 Điều 13 bộ luật hình sự : Người phạm tội có thể phải chịu trách nhiệm trách nhiệm hình sự. Vì khi phạm tội họ vẫn có năng lực trách nhiệm hình sự, có khả năng điều khiển hành vi. Chỉ sau khi gây án họ mới bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, mất năng lực điều khiển hành vi. Do đó, người mắc bệnh tâm thần bắt buộc phải chữa bệnh và có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội do mình gây ra.

Tuy vậy, nếu người nào đó dù trong độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự nhưng thuộc tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự như bị bệnh tâm thần theo quy định tại Điều 13 Bộ luật Hình sự thì có thể không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Điều 13 quy định:Hiện nay người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự được quy định tại mục 4 chương 3 của bộ luật dân sự 2015. Bạn có thể căn cứ vào những quy định đó để chọn hướng giải quyết cho gia đình mình.

TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha