CẢNH GIÁC NHỮNG DẤU HIỆU BỆNH TIỂU ĐƯỜNG MÀ MỌI NGƯỜI CHÚNG TA ĐẶC BIỆT LƯU Ý

Việc phát hiện những sớm những dấu hiệu bệnh tiểu đường giúp nâng cao cơ hội điều trị dứt điểm căn bệnh này

Ngày đăng: 30-09-2019

806 lượt xem

Tiểu đường (đái tháo đường) là căn bệnh không còn gói gọn ở những nước phát triển, bệnh đã đã trở thành căn bệnh phổ biến trên toàn thế giới.
Vài năm trở lại đây, tỉ lệ người mắc bệnh tiểu đường ở các quốc gia có thu nhập trung bình tăng lên rõ rệt, trong đó có Việt Nam.

Nước ta được liệt vào nước có số người mắc bệnh đái tháo đường tăng nhanh nhất. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều người chưa có nhận thức đúng về căn bệnh được coi là "kẻ giết người thầm lặng" này.
Vậy bệnh tiểu đường là gì và nguy hiểm như thế nào?
Tiểu đường là một bệnh mãn tính với biểu hiện lượng đường trong máu luôn cao hơn mức bình thường do cơ thể bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu.

Khi mắc bệnh đái tháo đường, cơ thể người bệnh không chuyển hóa các chất bột đường từ thực phẩm ăn vào hằng ngày một cách hiệu quả để tạo ra năng lượng. Do đó gây ra hiện tượng lượng đường tích tụ tăng dần trong máu.

Tiểu đường bao gồm 3 loại là típ 1 ( cơ thể không sản sinh insulin), típ 2 (cơ thể sản sinh insulin nhưng lại kháng insulin), tiểu đường thai kỳ ( xảy ra khi phụ nữ mang thai do chế độ ăn uống không hợp lý)
Ai là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường?
Các chuyên gia nghiên cứu về bệnh tiểu đường khuyến cáo những đối tượng có nguy cơ sau đây nên đi làm xét nghiệm. Vì việc phát hiện sớm sẽ giúp phát hiện bệnh sớm và có cách điều trị kịp thời:

- Những người phụ nữ bị tiểu đường trong giai đoạn thai kỳ hoặc sinh bé nặng hơn 4kg

- Những phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang

- Những người sống trong gia đình có người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2

- Những người có cholesterol cao, chất béo trung tính cao, tỷ lệ thấp HDL/LDL

- Những người thừa cân hoặc béo phì, đặc biệt là ở vòng 2

- Những người lười vận động

- Người già – khả năng sử dụng insulin kém đi

Biến chứng của tiểu đường
Bệnh tiểu đường nếu không được chữa trị có thể làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch, gây ra tổn thương ở các cơ quan khác như mắt, thận, thần kinh và các bệnh lý nghiêm trọng khác như tổn thương dây thần kinh, tim mạch, mắt, suy thận, nhiễm trùng, đột quỵ.

Tiểu đường (Đái tháo đường) là căn bệnh có thể không gây ra những cái chết nhanh chóng như những bệnh cấp tính khác, tuy nhiên, bệnh âm thầm tiến triển dẫn đến người bệnh không thể qua khỏi. Trên thế giới coi đái tháo đường là một trong 77 nguyên nhân dẫn đến tử vong .
ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
Do đó, điều quan trọng là phải biết các dấu hiệu tiểu đường và kiểm tra bệnh nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào trong số những triệu chứng liệt kê dưới đây.
1. Thường xuyên khát nước và đi tiểu liên tục
Thường xuyên khát nước và đi tiểu thường xuyên là những triệu chứng phổ biến nhất của người mắc bệnh tiểu đường. Khi bạn mắc căn bệnh này, thận của bạn không thể hấp thụ được lượng đường dư thừa. Thay vào đó, nó tích tụ trong nước tiểu và làm cho các mô bị mất nước. Từ đó khiến bạn đi tiểu nhiều hơn, cơ thể mất nước nên thường xuyên khát.
Người bình thường đi tiểu trung bình là 6-7 lần/ngày. Nếu bạn khát nước liên tục và đi tiểu nhiều hơn quá nhiều, hãy coi chừng nguy cơ tiểu đường.
2. Hơi thở bị hôi
Bệnh tiểu đường có thể làm giảm lưu lượng máu đi khắp cơ thể bạn, bao gồm cả nướu răng. Nếu nướu và răng của bạn không nhận được nguồn cung cấp máu thích hợp thì có thể trở nên yếu và dễ bị nhiễm trùng hơn. Bệnh tiểu đường cũng có thể làm tăng nồng độ đường trong miệng của bạn, thúc đẩy sự tăng trưởng của vi khuẩn, nhiễm trùng và hôi miệng.
3. Mắt mờ
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do sự dịch chuyển chất lỏng, khiến tròng mắt của mắt bạn sưng lên và thay đổi hình dạng. Điều này làm ảnh hưởng đến khả năng tập trung của bạn nên mọi thứ bắt đầu trông mờ đi.
Những thay đổi này ở mắt có thể thay đổi và cải thiện, thị lực có thể trở lại bình thường nếu điều trị ổn định lượng đường trong máu. Tuy nhiên, nếu bệnh tiểu đường không được điều trị, những thay đổi này có thể tiến triển nặng hơn và dẫn đến chứng mù.
4. Ngứa ngáy hoặc tê buốt tay, chân
Sau vài năm, bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh và mạch máu, làm giảm cảm giác ở các chi, khiến bạn có cảm giác như đau ran, bị kim châm hoặc tê. 6. Chậm hồi phục vết thương, vết bầm
Nếu như bạn không may có một vết thương nào đó mà lâu lành rất có thể bạn đang phải đối mặt với nguy cơ bị bệnh tiểu đường và đây là dấu hiệu cảnh báo. Đường trong máu không những làm tăng chứng viêm trong các vết cắt và vết loét mà còn khiến tuần hoàn máu kém, máu khó di chuyển và sửa chữa những vùng da bị tổn thương. Đặc biệt, đối với người tiểu đường điều này thường xuất hiện ở bàn chân. Không hiếm trường hợp bệnh nhân tiểu đường bị loét bàn chân có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn.
5. Sụt cân ngay cả khi bạn ăn nhiều hơn
Nếu bạn không thực hiện bất kì chế độ ăn kiêng hay tập thể dục nào nhưng cân nặng vẫn sụt giảm không kiểm soát, hãy cẩn trọng, có thể bạn đang mắc bệnh tiểu đường. Nguyên nhân là do cơ thể bạn không thể sử dụng glucose như một nguồn năng nên nó sẽ bắt đầu đốt chất béo từ đó làm cho cân nặng giảm đi. Mất nước cũng khiến bạn giảm cân đột ngột vì cơ thể của bạn sử dụng tất cả các chất lỏng có sẵn để sản xuất nước tiểu.
6. Đói quá mức
Đói quá mức (polyphagia), cùng với sự khát nước và đi tiểu nhiều lần, tạo thành 3 dấu hiệu điển hình của bệnh tiểu đường.
Nếu cơ thể của bạn không sản xuất đủ insulin hoặc không đáp ứng insulin theo cách bình thường, nó không thể chuyển đổi thực phẩm thành glucose để tạo ra năng lượng cho các tế bào. Đó là nguyên nhân bạn vẫn cảm thấy đói dù đã ăn uống đầy đủ. Thực tế, việc ăn uống chỉ khiến cho lượng đường trong máu cao hơn mà thôi.
Bạn có thể làm gì để kiểm soát bệnh tiểu đường?
Người bệnh có thể kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường bằng cách tuân thủ điều trị bằng thuốc, áp dụng chế độ dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ cùng tập luyện thể dục hợp lý, kết hợp theo dõi đường huyết thường xuyên.
Dưới đây là một số lưu ý để ngăn ngừa và điều trị tiểu đường:
1) Phòng tránh thừa cân, béo phì:
2) Gia tăng hoạt động thể lực
3) Dinh dưỡng hợp lý:
- Ăn đa dạng
- Ăn chừng mực
- Ăn thức ăn nguyên vẹn, gần với thiên nhiên để ít bị mất đi các thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn.
- Nên ăn nhiều rau
Đối với bệnh nhân tiểu đường nên kiêng:
1)  Lượng bột đường (gạo, bắp, khoai…) gần với mức người bình thường (50-60%)
2)  Cho phép người tiểu đường được sử dụng đường đơn giản ở mức hạn chế (đường để nêm thức ăn, cho vào các loại thức uống…)
3)  Giảm lượng chất béo (nên ăn các loại dầu, mỡ cá): 20-30%

Phát hiện sớm tiểu đường (đái tháo đường) giúp con người gia tăng cơ hội phòng ngừa hoặc làm chậm sự xuất hiện của các biến chứng đái tháo đường.

<<CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

Địa chỉ: BÙI THỊ HẠNH (Lang y)Khu Đồng Mát, Phường Tân An, thị xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

            TRỊNH THẾ ANH (con trai): số nhà 10/1/2A, đường 26 (phía sau hoa viên Bình Quới), khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, TP.HCM.

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha