Người bệnh tiểu đường có nên sử dụng đường phèn trong chế độ ăn hay không?

Tiểu đường hiện nay được ví như một “kẻ giết người thầm lặng” do đó, đối với bệnh nhân tiểu đường, thực đơn dinh dưỡng hằng ngày cực kỳ quan trọng. Vậy người bệnh tiểu đường có thể thay thế đường bình thường bằng đường phèn được không? Và chế độ ăn hợp lý cho bệnh nhân là gì?

Ngày đăng: 10-11-2020

4,181 lượt xem

 Bệnh nhân đái tháo đường có ăn đường phèn được không?

Khác với đường tinh luyện, đường phèn có lợi cho sức khoẻ hơn vì giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều ý kiến trái chiều xen lẫn thắc mắc về vấn đề đường phèn có hay không tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Sự thật và các chứng minh khoa học như thế nào?

Đường cát mà mỗi gia đình vẫn thường ăn hằng ngày được gọi là đường tinh luyện, trên thực tế đường cát và đường phèn được chế biến giống nhau. Tuy nhiên, đường phèn cho vị ngọt thanh tao hơn đường cát.

Theo các nghiên cứu, với sức khoẻ người bình thường, bạn cũng không nên bổ sung quá nhiều đường phèn mỗi ngày. Vì loại đường này cũng làm gia tăng đường huyết nhanh như đường cát nên rất độc hại cho sức khoẻ nếu ăn quá nhiều mỗi ngày trong thời gian dài.

Đường phèn là phần nước mía đường sau khi nấu sôi và được ninh đến khi thành dạng rắn từng hạt nhỏ. Màu sắc đường phèn hơi vàng đục nhưng thành phần chẳng khác gì đường cát tinh luyện cả. Trong loại được nguyên bản này vẫn còn chứa các chất như kali, canxi, sắt.

Theo các nghiên cứu, cứ 10g đường phèn thì có khoảng 38,3 calo, chiếm khoảng 97% đường tinh. Vì một số người vẫn đang lầm tưởng đường phèn tốt cho sức khoẻ nên tốt luôn cho bệnh nhân tiểu đường. Trên thực tế, loại đường này vẫn nên hạn chế bổ sung đối với người mắc chứng đái tháo đường.

Các chuyên gia khuyến cáo, bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường nên thay thế đường tinh luyện và đường phèn bằng các loại đường lành mạnh hơn sau đây:

-  Đường sucralose.

-  Đường saccharin.

-  Đường aspartame.

-  Đường stevia.

- Đường năng lượng thấp (sugar alcohol.

Tóm lại, bệnh nhân tiểu đường không nên ăn đường phèn. Thay vào đó, người bệnh có thể ăn đường được chỉ định từ bác sĩ, được giới chuyên gia cho phép sử dụng trên người mắc đái tháo đường, như vậy, sức khoẻ sẽ ổn định hơn.

Bệnh nhân tiểu đường nên hạn chế ăn đường phèn

Nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường là gì?

Chế độ dinh dưỡng không lành mạnh, tiêu thụ quá nhiều đường và cholestrerol chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường. Khi được cung cấp lượng đường quá chỉ định trong thời gian dài, cơ thể sẽ bắt đầu tiết ra một loại hoóc môn mang tên là Insulin. Loại hóc môn này có nhiệm vụ chuyển hoá đường trong thực phẩm này glucose.

Theo đó, đường quá mức sẽ làm cơ thể ngưng tiết ra insulin, quá trình chuyển hoá đường trì trệ. Dư thừa đường trong cơ thể làm đường được đưa vào máu gây tổn hại cho gan, thận và các mạch máu.

Do đó, những người sau khi phát hiện bệnh tiểu đường phải thay đổi ngay chế độ ăn uống, không bổ sung đường và thực phẩm chế biến sẵn, đồ ngọt… Đồng thời phải duy trì thói quen sinh hoạt hợp lý mỗi ngày.

Vậy chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường như thế nào?

Đảm bảo cân bằng 3 chất dinh dưỡng căn bản

Protid, lipid và glucid chính là ba loại dưỡng chất cần thiết và cần cân bằng nhất trong cơ thể của bệnh nhân tiểu đường. Vì vậy, trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày của người bệnh phải đầy đủ và cân bằng số lượng các chất này.

Glucid:

Đây là loại chất có khả năng cân bằng lượng đường trong máu, một điều rất cần thiết đối với người bệnh đái tháo đường. Loại chất này được xem là chất bột đường và cung cấp cho cơ thể đến khoảng 40% năng lượng phụ nữ các hoạt động cần thiết trong ngày. Do đó, đường bột hoàn toàn có thể thay thế nhiệm vụ của đường trong cơ thể. Chất đường bột có nhiều trong ngũ cốc, bột mì, một số loại rau giàu chất xơ.

Trong nhóm bột đường còn có đường đơn, đường đôi cũng vô cùng có lợi cho việc kiểm soát lượng đường trong máu của bệnh nhân đái tháo đường. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng không phải vì chúng tốt mà người bệnh cứ bổ sung vô tội vạ, tốt nhất vẫn duy trì chế độ ăn vừa phải mỗi ngày.

Chế độ ăn giàu glucid để kiểm soát đường huyết

Protid:

Theo các nghiên cứu, mỗi ngày, bệnh nhân nên bổ sung khoảng từ 15 – 20% trong tổng số các chất bổ sung từ thực phẩm, không phân biệt tuổi tác hay giai đoạn mắc bệnh nào. Protid là một tên gọi khác của protein, một chất có nhiều trong trứng, thịt nạc, một số loại quả và hạt.

Lipid:

Tỉ lệ lipid trong tổng số năng lượng cần bổ sung mỗi ngày tuyệt vời nhất dành cho bệnh nhân tiểu đường chính là từ 25 – 30%. Trong đó, lượng chất béo bão hoà nên được giảm xuống ½, trong khi đó, chất béo lành mạnh nên được bổ sung tăng cường. Các thực phẩm giàu chất béo bão hoà làm bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tăng tỉ lệ tai biến mạch máu não, cao huyết áp, đột quỵ.

Đảm bảo cân bằng phân bố thức ăn

Việc cân bằng và phân bố thức ăn hợp lý trong ngày rất cần thiết cho bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường vì thói quen này duy trì lượng đường ở mức an toàn. Theo đó, tỉ lệ năng lượng phù hợp mà người bệnh cần phân bố cho 3 bữa ăn trong ngày là 1/5; 2/5; 2/5 hoặc 1/3; 1/3; 1/3. 

Bằng các tỉ lệ chuẩn trong phân bố năng lượng trong khẩu phần ăn mỗi ngày này, người bệnh tiểu đường sẽ cân bằng được lượng hóoc môn insulin trong cơ thể, từ đó hạn chế việc không chuyển hoá đường.

Thức ăn kỵ - hạp đối với bệnh nhân tiểu đường

- Bệnh nhân tiểu đường nên ăn thức ăn giàu đạm nhưng ít cholesterol, chẳng hạn như:sữa, trứng, chế phẩm đậu, cá, thịt nạc, bơ chín…

- Cơm, mì, các loại khoai, bánh phở… nhưng ở dạng bình thường, không phải là sản phẩm đã được nâng cao chỉ số năng lượng. Khi chế biến, bạn cũng không được thêm đường hay chất tạo ngọt vào để tránh làm lượng đường trong máu tăng cao.

- Ăn nhiều rau xanh, củ quả có chất xơ, nhất là một số loại trái cây có vị ngọt có thể thay thế đường thô (trừ vải, mít, sapote…).

- Các món ăn giàu algin cũng vô cùng tốt cho sức khoẻ bệnh nhân tiểu đường, điển hình là rong biển, tảo biển và khoai sọ.

- Tìm hiểu và tránh ăn nhiều đồ ngọt có hydratcacbon, đường glucose, đường mạch nha, mật ong, đường đỏ, đường phèn, mứt, kem hay bánh ngọt.

Bệnh nhân sau khi phát hiện bệnh đái tháo đường hay người khoẻ mạnh cũng nên ăn ít nội tạng động vật, trứng cá, thịt mỡ, nhất là mỡ heo và mỡ bò. Hạn chế tối đa đồ ăn chiên, xào và chế biến ở nhiệt độ quá cao liên tục nhiều giờ.

Tuyệt đối nói không với chất kích thích, thuốc lá, rượu bia, thức uống chứa cồn… vì chúng sẽ càng làm tổn hại đến các cơ quan đào thải độc tố như gan, thận và mật, cũng như làm gia tăng mỡ máu, tăng huyết áp.

Những thực phẩm có hại cho bệnh nhân tiểu đường nên tránh

Phương pháp thực dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường

Hiện nay, ngày càng nhiều bệnh nhân tiểu đường tìm đến phương pháp thực dưỡng để thay đổi thói quen ăn uống theo hướng lành mạnh hơn. Theo đó, có nhiều thực đơn thực dưỡng lành mạnh khác nhau, người bệnh có thể thoải mái bổ sung và thay đổi để không bị ngán, chán ăn. Cụ thể, các thực đơn sẽ là:

- Đậu ván, mật ong, nước thiên hoa phấn là nhóm thực dưỡng số 1. Đầu tiên, bạn ngâm mềm đậu ván rồi xay nhuyễn chúng sau đó trộn đều cùng các nguyên liệu còn lại để thu về hỗn hợp đồng nhất. Vò viên nhỏ bằng đầu ngón tay út, uống 20 viên một lần, mỗi ngày từ 2 đến 3 lần.

- Củ hành, thịt nạc heo mỗi thứ 100gr. Cho vào chảo xào đều cùng dầu đậu nành hoặc dầu ô liu đến khi chín tới là có thể ăn được, bổ sung 1 lần mỗi ngày.

- Bí rợ chuẩn bị khoảng gần ½ kg, gọt vỏ rửa sạch rồi thái nhuyễn cho vào nồi cùng ½ chén nước lọc. Lấy 200gr đậu xanh ngâm nước muối ấm rồi cho vào ninh cùng bí rợ vừa sơ chế. Ninh trên lửa nhỏ đến khi thu được hỗn hợp sền sệt, chín nhừ thì dùng, ăn thường xuyên.

Ngoài các công thức thực dưỡng này, bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh khác trong các chế độ ăn như keto, eatclean. Đối với các bệnh nhân mắc đái tháo đường nặng, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng bất cứ phương pháp nào.

Thực đơn lành mạnh cho người mắc bệnh tiểu đường

Thảo dược Đông y nào tốt cho bệnh nhân tiểu đường?

Giống như việc bổ sung một số thực phẩm lành mạnh cho cơ thể, thảo dược Đông y cũng góp phần cân bằng lượng đường trong máu hết sức hiệu quả. Không những vậy, một số loại thảo dược trong Đông y còn có chức năng điều trị bệnh tiểu đường cho kết quả vượt trội.

Thiên hoa phấn

Trong Đông y hay còn gọi là y học cổ truyền, thiên hoá phấn được nhiều người ví von như “thần dược” trong việc điều trị bệnh tiểu đường, cải thiện sức khoẻ cho bệnh nhân mắc tiểu đường. Loại thảo dược tự nhiên này có nguồn gốc từ Trung Hoa, hiện nay lại rất phổ biến tại Việt Nam, cũng như Đông y ở các quốc gia khác.

Theo nghiên cứu, thiên hoa phấn có tác dụng cân bằng lượng đường trong máu, ổn định nhịp tim và huyết áp. Với người khoẻ mạnh, bổ sung loại thảo dược này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hạ sốt, tiêu viêm rất hiệu quả.

Đặc biệt, một lượng lớn chất lectin được tìm thấy trong thiên hoa phấn có tác dụng tuyệt vời trong việc hạ đường huyết, tăng cường sản sinh hóoc môn insulin nhằm hỗ trợ cơ thể chuyển hoá đường.

Không những vậy, loại thảo dược quý này còn dồi dào các chất có lợi cho sức khoẻ của bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp và tim mạch phải kể đến như: glycose, galactose, fructose, manose, xylose.

Bổ sung đúng cách và theo đúng chỉ định từ bác sĩ Đông y sẽ giúp bệnh nhân tiểu đường khoẻ mạnh, duy trì sức khoẻ, ổn định đường huyết, ngăn bệnh không tiến triển đến giai đoạn nặng hơn.

Sinh địa

Nhắc đến thảo dược điều trị bệnh tiểu đường, chắc chắn hầu hết mọi người đều nghĩ ngay đến sinh địa vì dược tính tuyệt vời của nó. Sinh ra trong tự nhiên ở vùng nhiệt đới, sinh địa được nghiên cứu là có tác dụng bổ thận, ích gan, cường kháng, ổn định đường huyết, duy trì huyết áp. Đây đều là những điều hết sức cần thiết đối với bệnh nhân tiểu đường.

Sinh địa là vị thuốc Đông y rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Vì vậy, trong các bài thuốc dành cho bệnh nhân tiểu đường uống hằng ngày, sinh đại luôn là một “ứng cử viên” sáng giá chẳng thể thiếu. Ngoài tác dụng điều trị bệnh tiểu đường, có ích cho huyết áo, sinh địa còn rất tốt khi chữa lành một số bệnh liên quan đến tĩnh mạch. Sinh đại chứa Nitơ và Sulfua, hai loại chất tan trong nước đều mang đến khả năng làm giảm huyết đường trong máu hiệu quả và nhanh chóng.

Hoài sơn

Trong danh sách các loại thảo dược Đông y siêu tốt cho sức khoẻ của bệnh nhân bị tiểu đường, hoài sơn cũng là một ứng cử viên nằm trong Top 3. Do đó, nếu đang tìm kiếm một loại thảo dược để bổ sung hàng ngày nhằm cải thiện sức khoẻ khi đang mắc tiểu đường, hãy cân nhắc đến hoài sơn.

Hoài sơn trong dân gian có tên gọi khác là khoai mài hay củ mài, không chỉ là thuốc mà còn là một thực phẩm trong bữa cơm gia đình quen thuộc của người Việt.

Loại thảo mộc Đông y này được ghi tên vào danh sách “thần nông bản thảo” với vị ngọt thanh nhưng không hề gây hại cho sức khoẻ. Bổ sung khoai mài mỗi ngày sẽ duy trì lượng hóoc môn Insulin, cải thiện chức năng tế bào Beta, vì vậy cải thiện sức khoẻ cho bệnh nhân tiểu đường hết sức tuyệt vời.

Đặc biệt, khả năng thúc đẩy giải phóng GLP-1 và chức năng tế bào Beta chính là điểm cộng tuyệt vời nhất của hoài sơn, giúp nó trở thành thảo dược Đông y tự nhiên hỗ trợ sức khoẻ bệnh nhân Đông y hoàn hảo nhất.

Người bệnh tiểu đường bổ sung loại thảo dược này thường xuyên còn tăng khả năng tổng hợp glycogen tăng cường chức năng gan. Nhờ đó, ngăn ngừa lượng đường trong máu làm tổn hại gan hiệu quả vượt trội.

Thậm chí, cây hoài sơn còn được công nhận công dụng điều trị bệnh tiểu đường vượt trội bởi bệnh viên Đại học Daejon Hàn Quốc danh tiếng. Nghiên cứu này đã chỉ ra hoài sơn cải thiện biến chứng thần kinh ngoại biên do hệ luỵ của lượng đường cao trong máu tối ưu. Những tác dụng này giúp cơ thể của bệnh nhân tiểu đường chuyển hoá trơn tru như người bình thường, duy trì mức ổn định của đường huyết.

Bệnh tiểu đường nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ trở thành căn bệnh vô cùng nguy hiểm, có tỉ lệ dẫn đến tử vong cao. Vì loại bệnh này trong thời gian ngắn có thể phá huỷ các cơ quan thanh lọc như gan, thận, thậm chí ảnh hưởng đến não bộ và hệ tim mạch. Trong đó, chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh là một trong những phương pháp tốt nhất để duy trì sức khoẻ cho bệnh nhân tiểu đường.

<<CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

Địa chỉ: BÙI THỊ HẠNH (Lang y)Khu Đồng Mát, Phường Tân An, thị xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

            TRỊNH THẾ ANH (con trai): số nhà 10/1/2A, đường 26 (phía sau hoa viên Bình Quới), khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, TP.HCM.

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha