Tổng hợp những phương pháp điều trị bệnh tiểu đường tự nhiên không dùng Tây y

Qua nhiều nghiên cứu đã chứng minh, bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể điều trị khỏi bằng các liệu pháp tự nhiên mà không cần quá phụ thuộc vào các loại thuốc Tây y.

Ngày đăng: 02-08-2020

893 lượt xem

Thảo dược tự nhiên giúp ổn định và ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường

Sử dụng kết hợp thảo dược ổn định đường huyết đã được áp dụng từ lâu trong y học cổ truyền, tuy nhiên, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ Đông y, một số loại thảo dược thường dùng cho bệnh nhân tiểu đường như sau: 

Dây thìa canh 

Dây thìa canh tên khoa học là một loại dược liệu có nhiều nghiên cứu trong hỗ trợ đẩy lùi bệnh tiểu đường (đái tháo đường) không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nơi trên thế giới.

Hoạt chất sinh học có trong dây thìa canh là axit gymnemic, gurmarin, góp phần vào khả năng hỗ trợ bệnh của dây thìa canh. Qua các nghiên cứu người ta thấy rằng dây thìa canh có công dụng:

- Hạ đường huyết và ổn định, duy trì đường đường huyết ở mức an toàn trong thời gian dài. Công dụng này là do hoạt chất acid gymnemic có trong dây thìa canh có tác dụng kích thích sản sinh, tái tạo tế bào β-Tụy đảo Langerhans, nhờ đó tăng sản sinh insulin, tăng hoạt lực Insulin, giúp cơ thể thiết lập cân bằng đường huyết tự nhiên.

- Ức chế vị ngọt, hạn chế cảm giác thèm ăn ngọt, từ đó giảm lượng đường dung nạp vào cơ thể.

Quế

Ngoài công dụng làm gia vị, quế còn được biết đến như một loại dược liệu tự nhiên có mùi thơm, tính ấm và có tính dược cao. Quế có nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó bao gồm khả năng giảm chỉ số đường huyết và giúp kiểm soát bệnh tiểu đường, nhờ hoạt chất flavonoid có trong quế.

Các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng quế giúp:

- Hạ đường huyết lúc đói, tăng độ nhạy cảm insulin

- Giảm cholesrerol xấu (LDL), tăng cholesterol có lợi (HDL) và giảm triglycerid trong máu

Mướp đắng(Khổ qua)

Mướp đắng tên khoa học là Mormordica charantia, hay còn gọi là khổ qua, cẩm lệ chi. Ngoài sử dụng cho chế biến các món ăn thì mướp đắng còn được sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh.

Hoạt chất sinh học trong mướp đắng là kakara Ib, kakara III a1, kakara IIIb có công dụng giúp hạ đường huyết không phụ thuộc vào insulin (Tiểu đường tuýp 2). Không đủ bằng chứng cho thấy có thể sử dụng mướp đắng thay thế insulin hoặc thuốc trị tiểu đường. Tuy nhiên nó có thể giúp người bệnh tiểu đường ít phụ thuộc vào các loại thuốc đặc trị, giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn. Từ đó ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra do đường huyết không ổn định.

Mướp đắng(khổ qua) có tác dụng rất tốt trong điều trị bệnh tiểu đường

Nhàu có tác dụng giảm đường huyết và chống viêm

Các nhà nghiên cứu khoa học phát hiện Nhàu (Morinda citrifolia) có tác dụng chống oxy hóa, làm giảm stress oxy hóa và hoạt tính chống viêm, nhờ đó giúp bảo vệ mạch máu khỏi sự hủy hoại trong bệnh tiểu đường.

Hầu như bộ phận nào của cây Nhàu cũng có thể dùng làm bài thuốc trị tiểu đường, nhưng phần quả được xem là có nhiều lợi ích hơn cả. Đặc biệt, dung dịch ép nước Nhàu có tác dụng giảm đường huyết hiệu quả do tăng sự nhạy cảm của ISL và thúc đẩy làm tăng sản xuất ISL ở tụy, đồng thời làm giảm mỡ máu, giảm tích tụ mỡ trong gan.

Câu kỳ tử ngăn ngừa biến chứng võng mạc và thần kinh ở bệnh tiểu đường

Nghiên cứu khoa học đã làm rõ tác dụng của Câu kỷ tử trong bệnh tiểu đường với bộ phận sử dụng làm thuốc là quả sấy khô. Theo đó, Câu kỷ tử có chứa các hoạt chất nhóm phenolic và flavonoid là những chất chống oxy hóa mạnh từ thiên nhiên. Bài thuốc trị tiểu đường này có tác dụng làm giảm stress oxy hóa tế bào, giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự tổn thương của quá trình tăng đường huyết.

Ngoài ra, Câu kỷ tử giúp ức chế α – Glucosidase nên làm giảm đường huyết sau ăn và kháng enzym reductase aldose – có tác dụng chuyển glucose thành sorbitol, sự dư thừa sorbitol trong tế bào là nguyên nhân chính sinh ra biến chứng của bệnh tiểu đường trên võng mạc và hệ thần kinh.

Hoài sơn giúp ổn định đường huyết tự nhiên và bền vững

Hoài sơn hay còn gọi là củ mài có khả năng giúp người bệnh giảm đường huyết. Bộ phận dùng làm bài thuốc trị tiểu đường là phần củ được phơi sấy khô

Hoài sơn khi được nấu chín có tác dụng kháng lại enzyme amylase (có nhiệm vụ thủy phân tinh bột thành đường), nhờ đó làm chậm hấp thu đường và giúp giảm đường huyết sau ăn. Cả hai cơ chế này đã giúp Hoài sơn làm giảm đường huyết tự nhiên và bền vững.

Ngoài ra, Hoài sơn có tác dụng ngăn ngừa và cải thiện biến chứng thần kinh ngoại biên tiểu đường hiệu quả, nhờ tăng cường yếu tố tăng trưởng thần kinh NGF (sự suy giảm NGF thúc đẩy tăng nhanh biến chứng ở người bệnh).

Mạch môn ngăn ngừa biến chứng ở tim mạch và thận

Mạch môn có thể giúp phục hồi chức năng tuyến tụy, làm giảm đề kháng ISL từ đó hạ đường huyết. Không những thế, Mạch môn còn hỗ trợ làm giảm đáng kể cholesterol, triglyceride, tăng tỷ lệ HDL-c (cholesterol tốt), giảm LDL-c (cholesterol xấu), cải thiện khả năng bơm máu của tim nên giúp ngăn ngừa biến chứng tim mạch ở người bệnh tiểu đường.

Nhiều bằng chứng còn cho thấy, một số hoạt chất sinh học trong củ rễ Mạch môn làm giảm tốc độ xơ hóa thận ở những người bệnh tiểu đường nên có khả năng giúp ngăn ngừa biến chứng thận. Bài thuốc nam trị tiểu đường này là phát hiện rất có ý nghĩa trong điều trị biến chứng thận vì đây chính là một trong những biến chứng nặng nề và gây tốn kém nhất trong điều trị.

Những thực phẩm người bệnh tiểu đường nên ăn để giảm nguy cơ nhiễm trùng

Một nghiên cứu cho thấy rằng, những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn và họ cũng có thể bị biến chứng nghiêm trọng và tử vong do COVID-19.

Chính vì thế nếu là một bệnh nhân tiểu đường, bạn nên giữ một lượng thuốc đầy đủ để theo dõi đường huyết tại nhà. Đồng thời nên có chế độ ăn uống và hoạt động thể chất hợp lý để quản lý bệnh tiểu đường, tăng cường miễn dịch, cải thiện sức khỏe và giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Nấm

Nấm đã được chứng minh là có đặc tính kháng virus và kháng khuẩn, chúng có chứa chất chống ôxy hóa cao. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nấm có thể làm tăng sản xuất các cytokine, giúp chống lại nhiễm trùng.

Nên bổ sung nấm vào thực đơn ăn hàng ngày để hạn chế nhiễm trùng ở bệnh tiểu đường

Tỏi

Tỏi chứa một số chất chống ôxy hóa, có thể kháng virus và kháng khuẩn, chống viêm, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng, thêm tỏi vào chế độ ăn uống có thể giúp đốt cháy chất béo của cơ thể.

Trái cây họ cam quýt

Trái cây họ cam quýt được biết đến với đặc tính tăng cường miễn dịch. Các nghiên cứu cho thấy trái cây họ cam quýt cũng có thể bảo vệ chống lại bệnh tim mạch, chống viêm.

Sữa chua: Probiotic là vi khuẩn lành mạnh có trong sữa chua có thể giúp kích thích hệ thống miễn dịch để chống lại bệnh tật.

Trà nóng

Trà có chứa polyphenol, flavonoid và catechin, những chất chống ôxy hóa này có thể phá hủy các gốc tự do gây tổn hại tế bào và tăng cường phản ứng miễn dịch của cơ thể. Uống trà nóng cũng có thể làm dịu cổ họng, chúng còn có thể chống viêm. 

 

Vì sao thay đổi lối sống rất quan trọng với bệnh nhân tiểu đường?

Chế độ ăn uống lành mạnh rất quan trọng với bệnh nhân tiểu đường

Bệnh nhân đái tháo đường không cần bạn phải sử dụng các loại thức ăn đặc biệt, thay vào đó nên có một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng từ thực đơn hàng ngày, cụ thể như sau:

- Lựa chọn các loại thức ăn ít chất béo, ít tinh bột, ít muối.

- Lựa chọn các loại thức ăn nhiều chất xơ (ví dụ như đậu, rau củ, trái cây).

- Sử dụng các nhóm thực phẩm đa dạng..

- Giảm cân bằng cách cắt giảm lượng thức ăn hằng ngày.

Những cách hiệu quả giúp bạn điều trị tiểu đường mà không cần thuốc

Hạn chế dùng rượu bia và các chất kích thích

Nếu tình trạng đái tháo đường của bạn được kiểm soát tốt và bạn không mắc bệnh tăng huyết áp kèm theo, bác sĩ có thể cho phép bạn dùng rượu bia với lượng vừa phải.

Hãy nhớ rằng nếu bạn uống rượu bia trong khi đang sử dụng insulin hoặc các loại thuốc trị đái tháo đường khác, bạn có thể tăng nguy cơ xảy ra hạ đường huyết. Nếu bạn uống rượu bia, hãy hạn chế ở mức một ly một ngày nếu là phụ nữ và hai ly một ngày nếu là nam giới. 

Hút thuốc lá làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bệnh mắt và bệnh mạnh máu, là những biến chứng phức tạp của đái tháo đường. Từ bỏ thuốc lá là điều tốt nhất bạn có thể làm để giảm các nguy cơ mắc bệnh tim và bệnh mạch máu.

Vì sao việc tập thể dục rất quan trọng đối với bệnh nhân đái tháo đường?

Khi bạn luyện tập, các cơ trên cơ thể sử dụng đường để tạo ra năng lượng. Luyện tập thể dục cũng giúp cơ thể bạn trở nên nhạy cảm hơn với insulin, điều đó có nghĩa là insulin sẽ tác động hiệu quả hơn trong việc vận chuyển đường từ máu vào trong tế bào.

Tập thể dục cũng giúp cải thiện các vấn đề sức khỏe thường gặp ở người đái tháo đường, như tăng huyết áp và cholesterol cao trong máu.

Những lưu ý về mức đường huyết và việc luyện tập thể dục:

- Mang theo một món ăn vặt đề phòng trường hợp bạn bị hạ đường huyết

- Mang theo thẻ ghi chú rằng bạn bị đái tháo đường

- Ăn thêm thức ăn vặt, như sữa hay một trái táo, trước khi tập luyện nếu đường huyết của bạn đang thấp hơn 100mg/dL

- Tránh luyện tập nếu đường huyết của bạn đang ở mức trên 300mg/dL

- Không dùng insulin để làm hạ đường huyết trước khi luyện tập. Điều này có thể dẫn đến hạ đường huyết nặng.

Trên đây là tổng hợp những phương pháp điều trị bệnh tiểu đường từ các liệu pháp tự nhiên, không phụ thuộc vào tây y giúp ổn định đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm do tiểu đường gây ra.

<<CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha