5 cách giúp bạn vượt qua chứng bệnh tưởng một cách hiệu quả

Người bệnh tưởng có thể biểu hiện rất ít triệu chứng bệnh, nhưng họ vẫn tin rằng mình bị mắc một căn bệnh trầm trọng hoặc đe dọa đến tính mạng.

Ngày đăng: 18-12-2018

1,584 lượt xem

1. Tìm đến bác sĩ tư vấn tâm lý

Nghiên cứu đã cho thấy rằng việc trị liệu sức khỏe tâm thần có tác dụng tốt đối với người mắc chứng bệnh tưởng. Bạn nên liên hệ với những chuyên gia tư vấn để được chia sẻ những vấn đề của bản thân. 

Tìm đến bác sĩ tâm lý để được tư vấn về chứng bệnh tưởng

2. Chuẩn bị tinh thần cho cảm giác phản kháng

Nếu bạn tin rằng mình có vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, có thể bạn sẽ cảm thấy khó chịu khi phải ngồi xuống và nói chuyện với một người cứ nói rằng bạn không có khả năng nhận định chính xác về cơ thể của mình.

Tuy nhiên, nếu muốn khắc phục nỗi lo âu và sợ hãi đang khiến bạn rối loạn tinh thần, bạn cần phải tin tưởng người hiểu biết về tình trạng của bạn.

3. Xét xem nỗi sợ hãi của bạn có hợp lý không

Người mắc chứng bệnh tưởng phần lớn thời gian dành cho việc khám bệnh và tìm hiểu về các loại bệnh tật mà bản thân họ tưởng tượng ra. Do đó, bạn cần học cách cưỡng lại xu hướng suy nghĩ kiểu tự theo dõi ám ảnh đó.

4. Tự nghiên cứu về tình trạng của bạn

Chứng bệnh tưởng không được nghiên cứu nhiều như các bệnh tâm thần khác, tuy nhiên vẫn có một bộ dữ liệu về lĩnh vực này nếu bạn muốn nghiên cứu.

- Đọc các bài viết của những người bị bệnh tưởng viết về chứng bệnh của họ. Có rất nhiều blog và diễn đàn để mọi người chia sẻ những câu chuyện như bằng cách nào họ hiểu được căn bệnh của mình và làm sao để kiểm soát nó. 

- Chuyển sang tìm hiểu về chứng bệnh tưởng thay vì lo âu. Cho dù bạn có nghiên cứu bao nhiêu các triệu chứng thực thể khiến bạn lo âu đi nữa thì điều đó cũng không thể giúp bạn bình tâm. Thay vì tìm kiếm bằng chứng cho thấy các cơn đau trong người là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc bệnh nguy hiểm, bạn hãy dùng thời gian đó để tìm hiểu về chứng bệnh tưởng.

Thay vì lo lắng bạn nên chủ động tìm hiểu về chứng bệnh tưởng của bản thân

6. Viết nhật ký

 Việc ghi lại những suy nghĩ của mình sẽ giúp bạn giữ được những dữ liệu về các triệu chứng và trải nghiệm của bạn. Nếu các triệu chứng lặp đi lặp lại mà không xảy ra chuyện gì, bạn sẽ thu thập được bằng chứng cho thấy nỗi sợ không có căn cứ.

- Khi thấy lo lắng bản thân sẽ mắc phải chứng bệnh nguy hiểm nào đó, bạn hãy viết ra những suy nghĩ của mình. Những cảm giác đó xuất phát từ đâu? Những câu hỏi như vậy sẽ giúp bạn phát hiện những kiểu suy nghĩ ẩn sau chứng bệnh tưởng của bạn.

Việc ghi lại những suy nghĩ của mình sẽ giúp bạn theo dõi được tiến triển của các triệu chứng và nhận ra những kiểu tâm trạng và tình huống nào khiến bạn dễ rơi vào vòng xoáy lo âu. Điều này cũng có thể giúp bạn xác định những tác nhân kích thích lo âu dẫn đến chứng bệnh tưởng của bạn.

TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG

0378 041 262

(Lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, Phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh)

0913 82 60 68

(10/1/2A đường số 26, Khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, tp. HCM)

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha