Có nên chăm sóc người bệnh tâm thần ngay tại nhà

Trên thực tế, có rất ít bệnh nhân tâm thần được đưa vào các bệnh viện mà chủ yếu là chăm sóc tại nhà. Vậy điều này có hợp lý hay không?

Ngày đăng: 08-05-2018

1,401 lượt xem

Gia đình của người bệnh tâm thần cần làm gì?

Tâm thần chỉ là một trong số rất nhiều loại bệnh loạn thần khác nhau, tỉ lệ mắc xấp xỉ 1% dân số. Như vậy Việt nam có khoảng 700 000 người bệnh tâm thần phân liệt. Từ đó dễ thấy rằng tại một thời điểm tối đa chỉ có 1 số người bệnh tâm thần phân liệt được nằm viện, còn lại số người bệnh này đang được chăm sóc tại gia đình.

Thực trạng này cũng là cơ hội tốt để người bệnh được tái hoà nhập cộng đồng, nhưng cũng đòi hỏi gia đình người bệnh một trình độ nhận thức nhất định trong việc chăm sóc ngườiì bệnh tại nhà.

Khi trong nhà có người thân bị bệnh tâm thần , mọi thành viên khác đều phải chịu sức ép về tâm lý ở một mức độ nào đó. Song họ không thể làm gì để có thể thay đổi một sự thật đã bất di bất dịch.

Thực tế buộc họ phải nghiêm túc đối mặt để vượt qua thách thức, cũng như có một nghị lực mạnh mẽ để nâng đỡ người bệnh- người thân của mình.

Trước hết là một lý trí dũng cảm, biết chấp nhận người bệnh, làm sao để người bệnh cảm thấy họ là một thành viên của gia đình.

Gia đình không tranh luận với người bệnh, nhưng cũng không để người bệnh nhận thấy cách cư xử khác thường đối với họ, mà phải giành cho họ tình cảm, sự yêu thương, quan tâm chăm sóc, đưa lại cho người bệnh cảm giác được bảo đảm an toàn hơn, ấm áp dễ hoà nhập hơn với xung quanh.

Gia đình cần chăm sóc cẩn thận bệnh nhân bị tâm thần - Ảnh minh họa

Một khi cộng đồng và gia đình hiểu rõ bản chất và nguyên nhân của bệnh tâm thần, mọi người sẽ có sự nhìn nhận theo chiều hướng tích cực đó là: thái độ tôn trọng, tình cảm ấm áp, không bỏ mặc, hắt hủi hành hạ. Việc uống thuốc hàng ngày là cần thiết để ổn định bệnh, bệnh có ổn định thì người bệnh mới thực hiện được tái thích ứng với gia đình và xã hội.

Thái độ gia đình chính là những can thiệp tâm lý sớm nhất và tốt nhất cho người bệnh. Muốn vậy, gia đình phải hiểu biết về bệnh tâm thần, cảm thông chia sẻ những mặc cảm của người bệnh, giúp người bệnh thích ứng được với cuộc sống xã hội.

Trừng phạt người bệnh là một bằng chứng của sự kém hiểu biết. Không được trừng phạt người bệnh bằng thái độ xa lánh, không nói chuyện hoặc nói rất ít với người bệnh, không lắng nghe người bệnh nói, không thân thiết với người bệnh, chán ghét hoặc khổ sở vì họ... như vậy sẽ càng làm cho bệnh tật của họ nặng thêm.

Sư xa lánh khiến người bệnh tâm thần càng khó chữa bệnh

Khi người bệnh làm được một việc tốt hoặc cư xử theo ý muốn của gia đình, gia đình hãy biểu dương khen thưởng hành vi đó tuỳ mức độ và điều kiện gia đình, khi đó người bệnh sẽ cảm thấy rằng gia đình yêu mến họ, sự thật họ vẫn là người có ích và sẽ dễ dàng chấp nhận sự hướng dẫn của gia đình.

Trong hoàn cảnh nước ta hiện nay, khi những hỗ trợ từ phía xã hội còn chưa được coi trọng thích đáng, các dịch vụ phục hồi chức năng cho người bệnh tâm thần còn chưa sẵn có, gia đình cần phải hiểu rõ trách nhiệm lớn lao của họ trước khi trông đợi vào sự trợ giúp từ cộng đồng và xã hội, vai trò gia đình hơn bao giờ hết phải được phát huy hàng đầu.

TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha