5 điều cần ghi nhớ khi mắc bệnh hoang tưởng

Bệnh hoang tưởng là tình trạng người bệnh rất tin vào điều gì đó, nhưng thật ra niềm tin của họ là sai, hơn nữa những niềm tin này ở họ rất mãnh liệt.

Ngày đăng: 16-12-2017

1,775 lượt xem

Hoang tưởng là gì?

Hoang tưởng là niềm tin vững chắc và sẽ không thay đổi cho dù điều đó sai sự thật. Những người có cùng địa vị xã hội và phong tục văn hóa cũng thấy niềm tin này rất vô lý hoặc thậm chí không hiểu nổi. Có nhiều thể rối loạn hoang tưởng khác nhau, bao gồm hoang tưởng thể được yêu, thể tự cao, thể ghen tuông, thể bị hại và hoang tưởng về cơ thể.

Trung bình rối loạn hoang tưởng tác động đến khoảng 0,2% dân số. Vì bệnh này không ảnh hưởng đến chức năng sinh hoạt, hành vi không biểu hiện bất thường nên rất khó nhận ra một người bị rối loạn hoang tưởng. 

Hoang tưởng khiến bệnh nhân có những suy nghĩ kì lạ

Tiêu chuẩn xác định rối loạn hoang tưởng

Rối loạn hoang tưởng thật sự xảy ra khi một người có hoang tưởng kéo dài ít nhất một tháng, dĩ nhiên không tính khoảng thời gian bị mắc các bệnh tâm thần khác như tâm thần phân liệt. Sau đây là các tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn hoang tưởng: 

- Có suy nghĩ hoang tưởng trong một tháng hoặc lâu hơn.

- Những hoang tưởng này không thỏa mãn tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt, nghĩa là hoang tưởng phải đi kèm với các đặc trưng của tâm thần phân liệt như ảo giác, nói năng lộn xộn, hành vi lộn xộn, hành vi bất động hoặc suy giảm biểu lộ cảm xúc.

- Ngoài hoang tưởng và các mặt của cuộc sống bị hoang tưởng ảnh hưởng, mọi chức năng khác không bị tác động. Cá nhân người bệnh vẫn có thể tự chăm lo các nhu cầu hằng ngày của họ. Hành vi cũng không tỏ ra kỳ quái.

- Thời gian diễn ra hoang tưởng là đặc điểm nổi trội hơn các yếu tố như đặc điểm tâm trạng hay ảo giác xảy ra cùng với hoang tưởng. Nghĩa là những thay đổi về tâm trạng hay ảo giác không phải là trọng tâm hay triệu chứng nổi trội.

Phân biệt sự khác nhau giữa hoang tưởng và ảo giác

Ảo giác là những trải nghiệm liên quan đến nhận thức và không có yếu tố kích thích bên ngoài. Ảo giác cũng thường diễn ra qua một hay nhiều giác quan của chúng ta, phổ biến nhất là thính giác, nhưng cũng có thể là thị giác, khứu giác hay xúc giác.

Ảo giác có thể khiến chúng ta mất kiểm soát hành vi nhưng sẽ bình thường sau khi hết cơn ảo giác, không có niềm tin dai dẳng vào 1 điều phi thực tế như với bệnh hoang tưởng.

Thường xuyên trò chuyện với người nghi ngờ bị bệnh hoang tưởng

Bạn có thể không nhận ra suy nghĩ hoang tưởng của người bệnh cho đến khi họ bắt đầu nói về chúng, hoặc tác động của chúng lên các mối quan hệ và công việc. Ví dụ họ không dám ăn đồ ăn bạn nấu vì sợ bị hạ độc, không dám đi vào đám đông vì sợ bị ám sát hoặc có suy nghĩ mình làm người quan trọng… Việc trò chuyện thường xuyên giúp bạn sớm phát hiện ra dấu hiệu bệnh hoang tưởng để có biện pháp giúp đỡ người bệnh kịp thời.

Trò chuyện với bệnh nhân hoang tưởng giúp tìm ra hướng điều trị chính xác nhất

Hỗ trợ người bệnh bằng liệu pháp giáo dục tâm lý

Áp dụng liệu pháp tâm lý để điều trị rối loạn hoang tưởng là phải thiết lập niềm tin giữa người bệnh và chuyên gia trị liệu, tạo ra những thay đổi hành vi giúp cải thiện các mối quan hệ hay rắc rối trong công việc do hoang tưởng gây ra.

Thêm vào đó, một khi hành vi thay đổi tích cực thì chuyên gia có thể giúp họ vượt qua những suy nghĩ hoang tưởng, bắt đầu với suy nghĩ nhỏ nhất và ít quan trọng nhất đối với cá nhân người bệnh.

Bài viết này chỉ đơn thuần cung cấp thông tin cho độc giả, không nhằm mục đích chẩn đoán hay điều trị bệnh. Bạn không thể tự mình chẩn đoán bệnh hoang tưởng, vì đó là một vấn đề y khoa nghiêm trọng nên cần phải có chuyên gia chẩn đoán và điều trị chính xác.

.TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha