Hệ quả nghiêm trọng nếu bệnh hoang tưởng không được điều trị dứt điểm

Tâm thần phân liệt là một trong những bệnh loạn thần nặng và khá phổ biến, một trong yếu tố xuất hiện bệnh là hệ quả của bệnh hoang tưởng kéo dài, không được điều trị dứt điểm.

Ngày đăng: 02-09-2017

2,392 lượt xem

Đặc điểm của bệnh tâm thần phân liệt

Rối loạn tư duy: Hai nét đặc trưng nhất là hội chứng tâm thần tự động và hoang tưởng chi phối. Đặc biệt người bệnh hiện nay thường nói đến hiện tượng bị chi phối bằng các loại máy móc, thiết bị như máy ghi âm, điều khiển từ xa, điện thoại di động... Đồng thời cùng thường hay nói đến việc chi phối bằng thôi miên, bằng phù phép...

Bệnh tâm thần phân liệt thường có các đặc trưng dễ nhận biết

Rối loạn ngôn ngữ: biểu hiện ngôn ngữ của người bệnh tâm thần phân liệt thường sơ lược, tối nghĩa, ẩn dụ, trở thành kỳ dị, khó hiểu... Thường gặp hiện tượng lời nói bị ngắt quãng, khi tiếp chuyện dễ có những từ ngữ lạ xen vào; có liên tưởng lỏng lẻo, tùy tiện, sinh ra nói linh tinh.

Rối loạn tri giác: người bệnh có trạng thái ảo thanh là nét đặc trưng nhất. Các loại ảo giác khác như ảo thị, ảo giác xúc giác, ảo giác khứu giác hiếm thấy hơn. Nhiều khi có những rối loạn cảm giác ở các nội tạng, cơ quan gọi là loạn cảm giác bản thể và cảm giác biến đổi các bộ phận trong cơ thể gọi là giải thể nhân cách.

Rối loạn cảm xúc: bệnh nhân tâm thần phân liệt có đặc điểm của dấu hiệu cảm xúc ngày càng cùn mòn, khô lạnh, hoặc có cảm xúc hai chiều như cùng một lúc vừa yêu vừa ghét một người hay một hiện tượng. Đôi khi người bệnh xuất hiện những cảm xúc đột biến, những cơn giận dữ bất ngờ rất nguy hiểm.

Rối loạn ý chí: người bệnh có ý chí suy sụp cũng là một rối loạn đặc trưng. Bệnh nhân mất sáng kiến, mất động cơ, mất thích thú, hoạt động không hiệu quả, ngày càng lười hoạt động, lười cả vệ sinh cá nhân, dẫn đến tình trạng nằm lỳ một chỗ và không làm gì cả.

Nguyên nhân phát sinh bệnh

Cho đến nay nhiều nhà khoa học vẫn cho rằng đây là bệnh di truyền và nghiên cứu bệnh theo hướng này. Đồng thời bên cạnh hướng nghiên cứu về di truyền, còn có nhiều hướng nghiên cứu khác như: tự miễn dịch, rối loạn chuyển hóa chất catecholamine, serotonin, dopamine, gamma-aminobutiric axít, andorphin...; tình trạng nhân cách trước khi bị bệnh, mất thích ứng với các stress tâm lý xã hội, rối loạn cấu trúc và xung đột gia đình; các biến đổi văn hóa, xã hội..

 

Nhiều yếu tố kết hợp gây nên bệnh tâm thần phân liệt

Vì vậy, có thể nói bệnh tâm thần phân liệt không do một nguyên nhân độc nhất mà do nhiều nguyên nhân cả sinh học lẫn môi trường kết hợp với nhau để hình thành.

Phòng bệnh tâm thần phân liệt cũng chưa có biện pháp cụ thể với cơ sở chắc chắn như các phương pháp điều trị bệnh vì chưa biết rõ cơ chế sinh bệnh. Tuy nhiên trên thực tế cần lưu ý đến hai vấn đề cơ bản gồm: Theo dõi sức khỏe tâm thần những người có yếu tố di truyền với người thân đã bị tâm thần phân liệt để phát hiện bệnh sớm.

Loại trừ các yếu tố có thể làm cho bệnh tái phát sau khi đã thuyên giảm như điều trị củng cố ở các cơ sở ngoại trú sau khi bệnh nhân ra viện, tránh gây stress cho người bệnh ở nhà và ở cộng đồng, phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh nhiễm khuẩn và bệnh cơ thể trong thời kỳ thuyên giảm, áp dụng liệu pháp lao động và tái thích ứng xã hội ở các cơ sở ngoại trú.

TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH HOANG TƯỞNG

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha