4 điều bạn cần ghi nhớ nếu gặp người bệnh tâm thần

Nhiều người thường hoảng sợ và cố gắng trốn tránh khi gặp người tâm thần. Tuy nhiên, đó không phải là biện pháp tốt nhất nếu muốn giúp đỡ họ.

Ngày đăng: 24-06-2018

1,408 lượt xem

1. Nhận biết các triệu chứng của bệnh tâm thần

Có một số triệu chứng dễ nhận thấy hơn các triệu chứng khác, nhưng khi học cách cảm nhận cả những triệu chứng không quan sát được, bạn sẽ hiểu rõ hơn về những gì mà người đang nói chuyện với bạn có thể phải trải qua.  Các dấu hiệu có thể bao gồm:

- Các biểu hiện nghi ngờ vô căn cứ.

- Những nỗi sợ hãi không bình thường hoặc kỳ lạ, ví dụ như nói rằng có ai đó muốn hại mình.

- Có ảo giác hoặc thay đổi trong các trải nghiệm giác quan; ví dụ như trông thấy, nếm, ngửi, nghe hoặc sờ thấy những thứ mà người khác không thấy.

- Lời nói hoặc cách viết lộn xộn. Gán ghép các sự việc không liên quan với nhau. Đưa ra những kết luận không phù hợp với các dữ kiện.

- Các triệu chứng "tiêu cực" (suy giảm hành vi điển hình hoặc chức năng thần kinh) như thiếu cảm xúc (đôi khi được gọi là mất khoái cảm), không giao tiếp bằng mắt, không biểu cảm trên nét mặt, không giữ vệ sinh hoặc tách khỏi xã hội.

- Trang phục không bình thường, chẳng hạn như trang phục lạ lùng, quần áo được mặc một cách xộc xệch hoặc kỳ quặc (một bên ống tay áo hoặc ống quần xắn lên không có lý do, màu sắc đối chọi nhau, v.v…).

Để hiểu về người bênh tâm thần thì cần nhận biết được các dấu hiệu của bệnh

2. So sánh những triệu chứng trên với bệnh rối loạn nhân cách phân liệt

Rối loạn nhân cách phân liệt là một chứng bệnh thuộc rối loạn tâm thần phân liệt - cả hai chứng rối loạn này đều có đặc tính là khó khăn trong việc diễn đạt cảm xúc hoặc kết nối xã hội; tuy nhiên có một số khác biệt đang lưu ý.

Người rối loạn nhân cách phân liệt có kết nối với thực tế và không trải qua các ảo giác hoặc hoang tưởng liên tục. Cách nói chuyện của họ cũng bình thường và dễ hiểu. Người rối loạn nhân cách phân liệt có biểu hiện ưa thích sự đơn độc, không có hoặc ít có ham muốn tình dục, và có thể bối rối trước những quy ước hoặc tương tác xã hội.

3. Không mặc định rằng bạn đang đối phó với người tâm thần phân liệt

Cho dù người đó có biểu hiện các triệu chứng của bệnh tâm thần, bạn cũng không nên tự nhiên cho rằng họ mắc bệnh này. Chắc hẳn bạn không muốn phạm sai lầm khi xác định một người có bệnh tâm thần hay không. Nếu không chắc chắn, bạn có thể hỏi bạn bè hoặc gia đình của người đó.

Sự kì thì người bệnh tâm thần càng đẩy họ vào vực thẳm

4. Có cái nhìn thông cảm

Khi đã hiểu các triệu chứng của bệnh tâm thần, bạn hãy cố hết sức đặt mình vào địa vị của người bệnh. Cảm nhận cách nhìn của họ bằng sự thông cảm hoặc thấu hiểu chính là yếu tố then chốt để có được mối quan hệ tốt đẹp, vì điều này giúp bạn bớt chỉ trích hơn, kiên nhẫn hơn và hiểu hơn về nhu cầu của người bệnh.

Mặc dù khó hình dung được một số triệu chứng của bệnh tâm thần, bạn vẫn có thể tưởng tượng được như thế nào là vượt khỏi sự kiểm soát của trí não và không ý thức được sự mất kiểm soát hoặc không hoàn toàn hiểu được tình huống thực tế.

TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha