Bạn đã biết về hội chứng giấc ngủ kinh hoàng?

Giấc ngủ kinh hoàng tác động tới hơn 40% trẻ em và cả một số người lớn. Hội chứng giấc ngủ kinh hoàng khiến cho người bệnh mệt mỏi và dễ dẫn đến các rối loạn tâm thần.

Ngày đăng: 18-04-2018

1,586 lượt xem

Hội chứng giấc ngủ kinh hoàng là gì?

Giấc ngủ kinh hoàng (tên tiếng Anh là Sleep Terrors) là những lần la hét, sợ hãi tột độ, ập tới khi đang ngủ. Còn được biết với tên đêm kinh hoàng (night terrors), giấc ngủ kinh hoàng thường đi đôi với mộng du. Một đợt giấc ngủ kinh hoàng thường xảy ra từ vài giây đến vài phút nhưng có những đợt có thể kéo dài hơn.

Giấc ngủ kinh hoàng có thể bắt buộc phải được điều trị khi chúng dẫn đến các vấn đề liên quan đến sự thiếu ngủ ở người bệnh hoặc tạo ra các rối loạn tâm thần.

Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của hội chứng giấc ngủ kinh hoàng

Giấc ngủ kinh hoàng khác với ác mộng. Người gặp ác mộng thức dậy sau giấc mơ và có thể nhớ các chi tiết nhưng một người có giấc ngủ kinh hoàng vẫn sẽ ngủ tiếp. Trẻ em thường không nhớ bất kì cái gì kiên quan đến những giấc ngủ kinh hoàng của chúng vào buổi sáng.

Những người lớn có thể có một giấc mơ không hoàn chỉnh khi họ trải qua giấc ngủ kinh hoàng. Thực chất, giấc ngủ kinh hoàng không phải một giấc mơ mà nó là một dạng rối loạn.

Các giấc ngủ kinh hoàng thường xảy ra ở một phần ba đến nửa đêm và hiếm khi xảy ra khi ngủ trưa. Một giấc ngủ kinh hoàng có thể dẫn đến mộng du. Suốt một đợt giấc ngủ kinh hoàng, một người có thể: Bắt đầu la hét kinh hoàng, ngồi dậy và tỏ ra sợ hãi…

Hội chứng giấc ngủ kinh hoàng dễ gây ra các rối loạn tâm thần

Tác hại của hội chứng giấc ngủ kinh hoàng

Một số tác hại có thể là hậu quả khi trải qua các giấc ngủ kinh hoàng bao gồm:

- Thiếu ngủ nghiêm trọng vào ban ngày dẫn tới các khó khăn tại trường học hoặc công việc hoặc các vấn đề trong đời sống hằng ngày.

-  Ngại ngùng khi có các giấc ngủ kinh hoàng hay các vấn đề trong quan hệ

- Làm bị thương bản thân hay những người xung quanh

- Khi phát hiện ra mình có căn bệnh này, người bệnh có thể cảm thấy xấu hổ, tự ti về bản thân. Từ đó dẫn đến các vấn đề tâm lý và rối loạn tâm thần khác.

Thay đổi lối sống và biện pháp khắc phục

Thư giãn để ngủ ngon nhằm hạn chế sự xuất hiện của giấc ngủ kinh hoàng

Ngủ đủ: Sự mệt mỏi gây ra giấc ngủ kinh hoàng. Nếu thiếu ngủ, hãy thử ngủ sớm hơn và điều độ theo thời gian biểu. Đôi lúc các giấc ngủ ngắn có thể có ích. Nếu có thể, nên tránh các tiếng ồn trong giờ ngủ hay các tình huống có thể gián đoạn giấc ngủ.

Tạo ra thói quen nghỉ ngơi đều độ trước khi ngủ: Thử các hoạt động yên tĩnh và thư giãn như đọc sách, chơi ghép hình hoặc đắm mình trong một bồn nước nóng trước khi ngủ. Thiền hay các bài tập thư giãn cũng có thể có ích. Chuẩn bị phòng ngủ thoải mái và yên tĩnh.

Tạo một môi trường an toàn: Để phòng ngừa chấn thương, đóng và khóa các của sổ và cửa ra vào buổi tối. Bạn thậm chí nên khóa cửa trước hay đặt báo thức hay chuông trên cửa. Đóng các lối lên xuống cầu thang bằng cửa rào, di chuyển các dây điện và các vật khác có thể nguy hiểm hợp lý. Tránh dùng giường tầng. Đặt các vật sắt nhọn dễ vỡ xa tầm với và cất tất cả các vũ khí.

Giải tỏa căng thẳng: Xác định việc làm bạn căng thẳng và cố gắng suy nghĩ tích cực để kiểm soát stress. Nếu trẻ có vẻ lo âu và căng thẳng, tâm sự với chúng để tìm ra lý do. Một chuyên gia sức khỏe tâm thần có thể giúp ích được cho bạn.

Xoa dịu: Nếu trẻ có một giấc ngủ kinh hoàng, quan sát và chờ đợi trẻ tự khỏi. Có thể bạn cảm thấy sót ruột khi chỉ nhìn nhưng điều đó sẽ không gây tổn thương cho trẻ. Bạn có thể ôm ấp và vuốt ve nhẹ nhàng và cố gắng khiến trẻ trở lại giấc ngủ. Nói chuyện bình tĩnh và nhỏ nhẹ. Lắc trẻ hay la hét có thể khiến mọi việc tệ hơn.

TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha