Nên hay không nên để bệnh nhân tâm thần sống chung trong cộng đồng

Những nước phát triển đang có xu hướng kéo người bị bệnh tâm thần sống chung với cộng đồng chứ không để họ sống tách biệt. Vậy điều này có nên hay không?

Ngày đăng: 20-04-2019

1,169 lượt xem

Có phải mọi dạng tâm thần đều nguy hiểm?

Theo thống kê thì những người có bệnh tâm thần phân liệt, bệnh hoang tưởng mới gây nguy hiểm cho người khác, còn các dạng tâm thần khác thì không ảnh hưởng đến cộng đồng nhiều.

Bệnh tâm thần được chia làm hai loại: Loại thứ nhất là người bệnh biết mình bệnh tâm thần, dạng người này thường không nguy hiểm vì họ rất hợp tác trong việc điều trị. Loại thứ hai là người bệnh phủ nhận bệnh tình của mình, cho rằng mình bình thường, từ chối chữa trị thì đến một lúc nào đó bệnh sẽ bùng phát, rất dễ gây nguy hiểm cho người dân và xã hội.

Nếu người bệnh tâm thần hợp tác điều trị thì họ ít gây nguy hiểm cho mọi người

Cách sống chung với người tâm thần

Đối với người thân mắc bệnh tâm thần thì cần phải làm gì? Trước tiên là phải theo dõi những biểu hiện của bệnh tâm thần và bệnh tình của họ để tìm các dịch vụ y tế điều trị kịp thời. 

Vì người bệnh rất khó uống thuốc nên người thân cần theo dõi người bệnh tâm thần đều đặn, tuyệt đối không được ngưng thuốc hay giảm thuốc cho người bệnh. Khi thấy người bệnh không lên cơn nữa thì người thân không nên tự tiện ngưng thuốc mà phải hỏi ý kiến bác sĩ.

Ngoài ra, người bệnh cần được đối xử như người bình thường, không tranh luận tận cùng vấn đề với họ. Tuyệt đối không được xúc phạm, coi thường vì điều này khiến họ rất dễ nổi nóng. Người bệnh rất tình cảm và dễ tự ái hơn người bình thường nên đừng xa lánh khiến họ mang hận trong lòng, dễ bột phát gây hại cho người khác.

Đối với cộng đồng thì phải làm thế nào để chung sống an toàn với người tâm thần

Cộng đồng cần tránh những hành vi như ném đá, chọc ghẹo, chỉ trích người tâm thần. Khi đi ngoài đường, thấy người tâm thần lên cơn la hét hãy trò chuyện, lắng nghe họ và hướng dẫn họ đi đến đâu để được giúp đỡ.

Xã hội không nên kỳ thị người mắc bệnh tâm thần

Các nước quản lý người bị tâm thần như thế nào?

Các nước phát triển như Anh, Mỹ chủ yếu quản lý người bệnh tâm thần dựa trên cộng đồng, người bệnh vẫn chung sống trong xã hội. Các nước này rất chú trọng tìm cách can thiệp người bị rối loạn tâm thần thông qua điều trị tâm lý sớm. 

Họ có các nhân viên công tác xã hội lâm sàng, đây là cánh tay của nhà vật lý trị liệu tâm thần để theo dõi, điều trị bệnh nhân tại địa phương. Mỹ thành lập tổ chức Sức khỏe tâm thần Mỹ (Mental Health America) từ năm 1909. Đây là tổ chức phi lợi nhuận, bao gồm các dịch vụ phòng ngừa bệnh tâm thần cho mọi người; xác định và can thiệp sớm cho những người có nguy cơ; chăm sóc tích hợp, dịch vụ và hỗ trợ phục hồi cho những người bệnh.

Anh cũng lập nên Quỹ Sức khỏe tâm thần (Mental Health Foundation) hoạt động như một tổ chức từ thiện, dựa vào sự quyên góp của cộng đồng để thúc đẩy những nghiên cứu và phổ biến kiến thức về người bệnh tâm thần, giúp họ hòa nhập với cuộc sống và giúp những người xung quanh hiểu về người bệnh tâm thần. Một số nước châu Á thì quản lý chủ yếu dựa trên chính sách của nhà nước, các bệnh viện đảm trách nhiệm vụ quản lý và theo dõi người bệnh tâm thần.

TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG

0378 041 262

(Lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, Phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh)

0913 82 60 68

(10/1/2A đường số 26, Khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, tp. HCM)

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha