Người bị hưng cảm trong rối loạn tâm thần có biểu hiện như thế nào?

Hưng cảm là căn bệnh rất phổ biến trong cuộc sống hiện đại nhưng ít người để ý, đây là một trường hợp bệnh lý đối nghịch với trạng thái trầm cảm.

Ngày đăng: 30-05-2019

1,231 lượt xem

Hưng cảm là gì?

Hưng cảm hay mania (là từ có nguồn gốc từ Hy Lạp, nghĩa là “điên cuồng, điên rồ”) là một tâm trạng hứng khởi cao bất thường, với các dấu hiệu cảm xúc hưng phấn, tăng khí sắc, tăng hoạt động, có tư duy hưng phấn và kèm theo các biểu hiện rối loạn cơ thể như tăng hoạt động tình dục, sụt cân,…

Hưng cảm là một triệu chứng để chẩn đoán một số bệnh tâm thần. Đây cũng được xem là trường hợp bệnh lý cần được phát hiện và điều trị phù hợp.

Hưng cảm là một trang thái rối loạn tâm thần

Người bị hưng cảm có biểu hiện như thế nào?

Biểu hiện hưng cảm tùy thuộc vào hội chứng điển hình hay không điển hình. Triệu chứng hưng cảm điển hình thể hiện sự hưng phấn tất cả các hoạt động tâm thần. Cụ thể là:

- Khí sắc tăng, bệnh nhân cảm thấy khoan khoái dễ chịu, đầy sinh lực, cảm giác khỏe mạnh hơn bao giờ hết. Bệnh nhân nhìn cuộc sống thấy vui tươi, sáng sủa, màu sắc sặc sỡ, đầy thú vị. Người bệnh hầu như không lo lắng về cuộc sống, luôn lạc quan về tiền đồ, cảm thấy tương lai rạng rỡ, sáng sủa, đầy hạnh phúc.

- Hưng phấn về tư duy

Người bệnh thấy ý nghĩa của mình luôn tuôn trào, sự liên tưởng giữa các ý nghĩ rất nhanh, các câu từ thường liền vần và bệnh nhân hay vận dụng ca dao, tục ngữ vào câu nói. Cùng một lúc, họ có thể chú ý vào nhiều sự việc đang xảy ra ở xung quanh nhưng không kiên trì, dễ chuyển sang việc khác.

Trường hợp nặng hơn, bệnh nhân có thể tự đánh giá cao bản thân, cho rằng mình luôn giỏi hơn nhiều người và đang phải thực hiện nhiều công việc quan trọng, thậm chí hoang tưởng tự cao rõ rệt.

Hoang tưởng tự cao thường gặp ở người bị hưng cảm nặng

- Hưng phấn về hành động

Người bệnh luôn hoạt động, nói nhiều, nói nhanh hơn, đi lại nhiều, can thiệp vào mọi việc xung quanh mà không biết mệt mỏi. Thông thường, người bệnh hưng cảm ít kích động, kích động xuất hiện khi bệnh nhân kiệt sức hay có nhiễm khuẩn.

Khi phát hiện người thân mắc hội chứng hưng cảm bạn nên đưa họ đến bệnh viện chuyên khoa tâm thần để thăm khám. Bởi chứng hưng cảm sẽ nhanh chóng đưa người bệnh đến trạng thái suy kiệt vì hoạt động nhiều trong khi lại mất ngủ và ăn kém.

Bất cứ ai cũng có nguy cơ bị hưng cảm, tuy nhiên những người trên 30 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Một số yếu tố nguy cơ sau đây có thể khiến bạn bị hưng cảm

Cách xử trí hội chứng hưng cảm

Người có hội chứng hưng cảm cần được nhanh chóng làm dịu bớt cơn hưng cảm bằng cách tiếp xúc, nói chuyện với người bệnh một cách nhẹ nhàng, khéo léo, tế nhị, tránh những lời nói có thể làm kích thích tăng thêm trạng thái hưng cảm.

Người thân cần nhanh chóng đưa người có hội chứng hưng cảm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán và tư vấn để có hướng điều trị phù hợp. Trong trường hợp nặng, người có hội chứng hưng cảm phải được điều trị, chăm sóc tại các bệnh viện chuyên khoa tâm thần.

TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG

0378 041 262

(Lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, Phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh)

0913 82 60 68

(10/1/2A đường số 26, Khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, tp. HCM)

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha