6 cách phòng chống bệnh rối loạn hoảng sợ

Cơn hoảng sợ là tình trạng tâm lý kích động, không ổn định. Khi những cơn hoảng sợ thường xuyên xuất hiện thì khi đó bạn có thể mắc bệnh rối loạn hoảng sợ

Ngày đăng: 08-07-2018

1,698 lượt xem

Bệnh rối loạn hoảng sợ là gì?

Rối loạn hoảng sợ là một chứng bệnh của nhóm rối loạn lo âu. Cơn hoảng sợ là tình trạng tâm lý kích động, không ổn định. Nó là cảm giác sợ hãi cực độ và lo sợ điều tồi tệ sắp xảy ra. Cơn hoảng sợ thường ngắn, xảy ra một cách đột ngột và gây ra các phản ứng dữ dội ở cơ thể.

Tâm thần hoảng sợ khiến tâm trạng người bệnh luôn bị kích động

6 cách phòng chống bệnh rối loạn hoảng sợ

1. Luyện các bài tập thở sâu

Thực hành thở sâu hàng ngày có thể giúp bạn giảm bớt áp lực và lo âu. Hơn nữa, động tác thở sâu khi xảy ra cơn hoảng sợ có thể giúp bạn đứng vững và vượt qua các triệu chứng nhanh hơn.

Hiện tượng thở quá nhanh và ngắn thường xảy ra trong cơn hoảng sợ. Thực hiện bài tập thở bụng có thể giúp bạn chế ngự cảm giác cho đến khi cơn hoảng sợ qua đi, đồng thời có thể ngăn chặn những cơn hoảng sợ trong tương lai.

2. Duy trì hoạt động tích cực

Ngoài việc chúng rất cần thiết cho sức khỏe và hạnh phúc lâu dài, việc tập luyện thể thao cũng rất tuyệt vời để giải tỏa stress. Căng thẳng có thể khiến bạn dễ bị cơn hoảng loạn tấn công, do đó việc giảm stress và biết cách xử lý stress theo cách lành mạnh có thể giúp bạn giảm nguy cơ xuất hiện cơn hoảng sợ.

3. Duy trì giấc ngủ điều độ

Giấc ngủ và sự lo âu cùng tồn tại, tương tác lẫn nhau. Mất ngủ có thể khiến khả năng xử lý stress giảm sút, và mức stress tăng cao sẽ gây mất ngủ. Dường như những người lo âu kinh niên lại càng bị chứng thiếu ngủ tác động mạnh hơn. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng những người bị rối loạn hoảng sợ và lo âu có thể giảm được các triệu chứng nếu giấc ngủ được hồi phục.

4. Không dùng chất kích thích để dễ ngủ

Người ta thường hay uống rượu để dễ ngủ. Tuy ban đầu rượu có thể khiến bạn thiếp đi, nhưng lượng rượu lớn sẽ làm rối loạn giai đoạn sau của giấc ngủ. Như vậy bạn có thể đi vào giấc ngủ nhanh hơn, nhưng chất lượng giấc ngủ giảm sút đáng kể. Caffeine có thể làm gia tăng các triệu chứng lo âu, và nếu được uống vào thời gian muộn trong ngày thì nó sẽ ngăn cản giấc ngủ của bạn.

5. Cân nhắc điều chỉnh chế độ ăn để giảm lo âu

Những bữa ăn cân bằng giàu vitamin và dưỡng chất đóng vai trò rất quan trọng. Cố gắng ăn thực phẩm tự nhiên không chế biến như thịt nạc và protein, carbohydrates phức hợp như hoa quả, rau và ngũ cốc nguyên hạt, sữa không béo hoặc ít béo.

Ăn carbohydrates phức hợp như ngũ cốc nguyên hạt, hoa quả và rau. Các thức ăn này khi được tiêu hóa sẽ kích thích cơ thể tiết ra serotonin, một hóa chất có tác dụng giảm stress.

Ngoài ra, bạn cần bổ sung các thức ăn giàu vitamin C như cam quýt và thức ăn giàu ma-giê như rau xanh và đậu nành. Vitamin C được cho rằng giúp giảm mức cortisol, một hormone gây stress.

6. Tâm sự với người thân, bạn bè

Tư vấn tâm lý rất có ích cho người bị tâm thần hoảng sợ

Chỉ cần nói với ai đó về những lo âu hoặc vướng mắc trong lòng, chúng ta cũng có thể cảm thấy nhẹ lòng. Những ý nghĩ âu lo luẩn quẩn trong đầu khiến chúng ta tin đó là thật. Tâm sự với bạn thân hoặc một người có thể cho bạn lời khuyên vô tư sẽ là điều hữu ích giúp bạn thoát khỏi các suy nghĩ lo âu thiếu thực tế. 

TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha