Làm sao để lấp lỗ hổng pháp lý trong quản lý bệnh nhân tâm thần?

Làm sao để lấp lỗ hổng pháp lý liên quan trong quản lý bệnh nhân tâm thần để ngăn ngừa nguy cơ phạm tội của họ?

Ngày đăng: 10-08-2018

1,398 lượt xem

Người bệnh tâm thần chưa thực sự được quan tâm, chăm sóc

Theo thống kê, nước ta hiện có khoảng 15% dân số mắc các rối loạn tâm thần phổ biến, 3 triệu người bị rối loạn tâm thần nặng.

Chỉ tính riêng 10 bệnh tâm thần thường gặp nhất như: trầm cảm, rối loạn hành vi, tâm thần phân liệt,... đã có hơn 13 triệu người mắc, trong đó khoảng 40% bệnh nhân ở độ tuổi dưới 30. Tuy nhiên, số người bệnh được chữa trị còn rất thấp, cứ 10 người thì chỉ có 2- 3 người được điều trị.

Thực tế có không ít vụ thảm án do đối tượng tâm thần gây ra. Đau xót hơn cả, nạn nhân của các vụ án nghiêm trọng đó hầu hết đều là người thân của đối tượng.

Chính từ việc ít được quan tâm, chăm sóc nên họ không được khám và chữa trị dứt điểm tâm thần dẫn tới khi bệnh nặng, người bệnh không kiểm soát được hành vi dẫn tới những hệ lụy đau lòng.

Cần tư vấn tâm lý cho bệnh nhân tâm thần và người thân của họ

Làm sao ngăn chặn nguy hiểm do người bệnh tâm thần gây ra?

Theo nhiều chuyên gia tâm lý, để giảm thiểu các vụ án do người tâm thần gây ra là một quá trình bởi chính gia đình của người bị tâm thần lại giấu bệnh của người thân khiến mọi người xung quanh chủ quan và không cảnh giác, để đến khi họ gây ra án mạng thì sự việc đã không thể cứu vãn.

Ngoài ra, theo quy định của pháp luật hiện hành, không bắt buộc cách ly những người mắc bệnh tâm thần khỏi cộng đồng.

Các bệnh viện chỉ tiếp nhận và điều trị những bệnh nhân bị tâm thần ở giai đoạn cấp tính. Do đó, quản lý người bị tâm thần tại gia đình như thế nào để ngăn ngừa mối nguy hiểm mà họ gây ra cho xã hội là vấn đề đáng bàn.

Cần khám và phát hiện sớm bệnh tâm thần để có chế tài quản lý phù hợp

Đối với những người bị bệnh tâm thần thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, Viện kiểm sát và Tòa án có thể căn cứ trên kết quả giám định pháp y ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Khi đó, những người này có thể bị cưỡng chế thi hành quyết định của Viện kiểm sát hoặc Tòa án.

Ngoài ra, hiện nay, không ít trường hợp kẻ phạm tội đã lợi dụng những quy định nhân đạo của pháp luật để giả bệnh tâm thần khi gây án.

Thậm chí người phạm tội còn có sổ bệnh án khám tâm thần của cơ quan giám định về tình trạng bệnh lý tâm thần xác nhận họ bị bệnh. Điều này đòi hỏi phải có quy định để lấp lỗ hổng pháp lý về người bệnh tâm thần gây án.

Bên cạnh đó, vai trò của gia đình là quan trọng hàng đầu. Những người thường xuyên gần gũi, tiếp xúc với người bệnh phải được tập huấn kỹ năng quản lý, chăm sóc, phòng ngừa những tình huống nguy hiểm.

Những người thân cần đưa người có dấu hiệu bất thường về tâm thần đi khám, không nên giấu bệnh nhân ở nhà hoặc tìm đến các thầy cúng, thầy bói, bắt buộc bệnh nhân chữa bệnh thật tốt mới có thể giảm thiểu những nguy hiểm mà họ gây ra cho những người xung quanh.

TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha