Không nên để người bệnh tâm thần đơn độc

Bệnh tâm thần làm ảnh hưởng đến các hoạt động tinh thần và về lâu dài có thể làm thay đổi nhân cách của bệnh nhân.

Ngày đăng: 02-04-2019

1,229 lượt xem

Nguyên nhân gây bệnh tâm thần do đâu?

Hiện nay các nhà khoa học chưa xác định được nguyên nhân chủ yếu gây bệnh tâm thần. Người ta tin rằng bệnh này do một số yếu tố phối hợp gây ra, chẳng hạn như:

Yếu tố di truyềnBệnh tâm thần có khuynh hướng di truyền trong gia đình. Thông thường tỷ lệ mắc là 1% dân số. Đặc biệt, nếu cha mẹ bị tâm thần phân liệt thì tỷ lệ mắc bệnh ở các con tăng đến 12%.

Yếu tố sinh hóa: Vài chất hóa học trong não được cho là góp phần gây ra bệnh này, nhất là dopamine.

Yếu tố môi trườngMôi trường xung quanh quá nhiều sang chấn (stress) có thể góp phần thúc đẩy xuất hiện bệnh tâm thần.

Hiện chưa thể xác định nguyên nhân gây ra bệnh tâm thần

Các triệu chứng quan trọng nhất để nhận biết bệnh tâm thần

Hoang tưởng: là những ý tưởng sai lầm, không phù hợp với thực tế, do bệnh tâm thần gây ra nhưng bệnh nhân cho là hoàn toàn đúng, không thể giải thích hay phê phán được. Nội dung hoang tưởng rất đa dạng, nhưng thường gặp nhất là: hoang tưởng tự cao, hoang tưởng bị hại,...

Ảo thanh: là tình trạng bệnh nhân nghe một hay nhiều giọng nói tưởng tượng vang lên trong đầu hay bên tai. Nội dung của ảo thanh thường là đe doạ, buộc tội, chửi bới hay nhạo báng.

Rối loạn khả năng suy nghĩ: là tình trạng lời nói của bệnh nhân trở nên khó hiểu. Đang nói họ chuyển sang chuyện khác hoặc đột ngột ngưng lại, một lúc sau mới nói tiếp chủ đề cũ. Đôi khi bệnh nhân nói lung tung đến nỗi người nghe không hiểu họ nói gì.

Ngoài ra, bệnh nhân tâm thần không muốn tiếp xúc với người khác, không nói chuyện với cả những người thân trong gia đình. Điều này có thể do bệnh làm cho khả năng nói chuyện bị giảm sút hoặc bệnh nhân không muốn tiếp xúc với người khác vì hoang tưởng sợ ai đó hại mình. 

Không nên để bệnh nhân tâm thần đơn độc

Điều vô cùng quan trọng trong điều trị bệnh tâm thần là cần phục hồi chức năng tâm lý xã hội cho bệnh nhân. Một loạt các biện pháp nhằm mục đích giúp bệnh nhân tâm thần phân liệt phục hồi khả năng tiếp xúc với mọi người chung quanh, khả năng làm việc và học tập.

Không nên để bệnh nhân tâm thần đơn độc

Giúp gia đình bệnh nhân hiểu rõ hơn về bệnh tâm thần, về cách điều trị và các tác dụng phụ của thuốc chống loạn thần, về cách đối xử thích hợp với bệnh nhân tâm thần. Giúp hàng xóm và mọi người trong xã hội có cái nhìn đúng đắn về loại bệnh này để mọi người thông cảm với bệnh nhân hơn và họ cũng xem bệnh này cũng giống như những loại bệnh cần được điều trị lâu dài khác.

Khi gia đình có người bị tâm thần phân liệt, cần lưu ý: không đưa người bệnh đến thầy cúng, thầy bùa; không tranh luận với người bệnh; không nên xiềng xích, trói hay nhốt người bệnh.

Có thái độ kiên nhẫn giúp đỡ, hướng dẫn khuyến khích người bệnh làm các công việc thích hợp, tạo điều kiện cho họ được tham gia các hoạt động phục hồi chức năng tâm lý xã hội tại bệnh viện và cộng đồng.

TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG

0378 041 262

(Lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, Phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh)

0913 82 60 68

(10/1/2A đường số 26, Khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, tp. HCM)

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha