Vì sao cần điều trị gấp rối loạn stress sau sang chấn tâm lý

Những sự kiện chấn động tác động tới tâm lý người trong cuộc dễ gây cho họ căng thẳng dễ dấn đến các rối loạn tâm thần nên cần được điều trị gấp

Ngày đăng: 01-11-2018

1,271 lượt xem

Rối loạn tâm thần sau sang chấn là gì?

Sự sợ hãi và sự lo âu mà các nhà tâm lý gọi là rối loạn tâm thần sau sang chấn, một sự kiện gây tác động mạnh mẽ. Rối loạn tâm thần sau sang chấn có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, song thường gặp nhất ở người trưởng thành.

Đặc điểm nổi bật của nó là biểu hiện sau một chấn thương tâm lý quá mạnh tác động trực tiếp đến người bệnh. Các sang chấn đó có thể là: thảm họa tự nhiên, cưỡng hiếp, các tai nạn đe dọa đến tính mạng hoặc gây thương tích nghiêm trọng như rủi ro, tai nạn giao thông; bạo lực gây chết người và sự tổn hại nghiêm trọng;

Khi phải trải qua, chứng kiến hay đối mặt với sự kiện gây sang chấn đó, phản ứng của bệnh nhân là sự khiếp sợ, bất lực và ghê rợn (ở trẻ em: đáp ứng này có thể được thay thế bằng các hành vi rối loạn và kích động).

Những người sống sót, các nhân chứng và những người đầu tiên có mặt tại sự kiện như thế này thường xuyên phải chịu đựng rối loạn tâm thần sau sang chấn. Nó làm cho họ có ấn tượng như đang sống lại trong các sự kiện đó hoặc trong những giấc mơ, biểu hiện bằng sự đảo lộn cảm xúc nghiêm trọng.

Những cơn ác mộng, lo âu, kém tập trung, trầm uất, dễ bị kích động, nổi nóng và né tránh người xung quanh là một vài trong số các triệu chứng khi mô tả rối loạn tâm thần sau sang chấn.

Người bệnh sẽ tiếp tục cảm thấy dư âm của sự nguy hiểm trong một thời gian dài sau đó và có nguy cơ trở nên trầm trọng hơn thay vì biến mất.

Những cú sốc sau sang chấn dễ dẫn đến rối loạn tâm thần

Điều trị rối loạn tâm thần sau sang chấn như thế nào?

Rối loạn tâm thần sau sang chấn thường phát sinh sau sang chấn một thời gian (ngắn là 1 tuần và dài là vài tháng, đôi khi có thể tới 30 năm). Các triệu chứng có thể dao động theo thời gian, tồn tại ít nhất 1 tháng.

Sau đó, khoảng 30% bệnh nhân hồi phục hoàn toàn, 40% tiếp tục có các triệu chứng nhẹ, 20% tiếp tục có các triệu chứng rõ rệt và 10% trở nên nặng nề hơn.

Một số trường hợp tiến triển thành mạn tính và dẫn đến biến đổi nhân cách. Người già và trẻ em gặp nhiều khó khăn khi phải đối phó với sang chấn hơn người trưởng thành. 

Trẻ em là đối tượng dễ bị các rối loạn tâm thần do sang chấn tuổi thơ

Đó là do cơ chế đối phó với sang chấn kém hiệu quả hơn so với người trưởng thành. Đặc biệt, ở người già còn có nhiều yếu tố làm tăng hậu quả của sang chấn như hệ thống tim mạch, thần kinh, các bệnh tâm thần cùng tồn tại.

Sự trợ giúp của cộng đồng và gia đình đối với bệnh nhân là rất cần thiết. Bên cạnh đó, liệu pháp tâm lý cũng đóng vai trò quan trọng.

Cần khuyến khích bệnh nhân trao đổi về sang chấn, hướng dẫn các cơ chế đối phó với sang chấn như thư giãn, tập thể dục, tham gia các câu lạc bộ…

Tất cả những hành động có ý nghĩa như giữ vững tâm lý, chấp nhận sự kiện, chấp nhận thực tế cuộc sống bị ảnh hưởng bởi sang chấn sẽ khiến bệnh nhân tạo niềm tin vào bản thân mình.

TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN, HOANG TƯỞNG

0378 041 262

(Lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, Phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh)

0913 82 60 68

(10/1/2A đường số 26, Khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, tp. HCM)

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha